Bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm giống quai bị khiến trẻ nguy kịch
Những điều cần làm ngay khi trẻ bị sốt cao
Trẻ tử vong sau tiêm tại Đồng Nai là do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa
Phòng ngừa nhiễm trùng răng miệng do bệnh đái tháo đường
Bài thuốc chữa quai bị
Ngày 11/8 PGS.TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương, xác nhận ca bệnh nhiễm khuẩn Whitmore đầu tiên trong năm 2015. Trước đó, trong vòng 2 năm qua bệnh viện tiếp nhận 5 ca bệnh này ở trẻ em. Ca bệnh Whitmore này được điều trị tại BV hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định.
Chiều 11/8, bệnh nhi C.T.B.N. (11 tháng tuổi, Hà Tĩnh) đã tỉnh táo, nhanh nhẹn sau gần 1 tháng điều trị tích cực tại viện bởi nhiễm khuẩn huyết do bệnh Whitmore (hay còn gọi là melioidosis) gây nên.
PGS.TS Bùi Vũ Huy - Trưởng khoa Nhi (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhi 11 tháng tuổi được BV tuyến tỉnh chuyển ra trong tình trạng sốt cao liên tục, quấy khóc, ăn kém, sưng to tuyến mang tai.
Trước đó, mẹ bé C.T.B.N thấy con sốt, có biểu hiện sưng to tuyến mang tai và vùng đầu thì cứ nghĩ con bị quai bị. Vì thế, chị mua thuốc hạ sốt cho con uống tuy nhiên tình trạng không cải thiện mà bé sốt càng lúc càng cao. Hai ngày sau, khi con sốt lên đến 41 độ C, tuyến mang tai vẫn sưng to, gia đình đã đưa bé ra BV tỉnh. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị mà triệu chứng không cải thiện, bệnh nhi vẫn sốt đùng đùng, sưng đau, nóng vùng mang tai, cổ nên bệnh nhi đã được chuyển ra BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, bệnh nhi nhanh chóng được chẩn đoán xác định mắc bệnh Whitmore. Bởi ở trẻ không chỉ sưng tuyến mang tai thông thường như trẻ mắc quai bị (thường sưng, đau và khi uống thuốc hạ sốt, giảm đau thì giảm triệu chứng tốt), trẻ dù uống thuốc hạ sốt nhưng đáp ứng kém, sốt cao, nhiễm trùng máu. Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhi mới cải thiện và chuẩn bị được xuất viện theo dõi điều trị ngoại trú trong vòng 3 - 6 tháng.
TS Huy cho biết, bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng (sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn…), diễn biến phức tạp, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Bệnh có thể lây lan từ người sang người. hiều trẻ sưng tuyến mang tai, cha mẹ nghĩ con mắc bệnh quai bị mà không biết đó là bệnh nhiễm khuẩn Whitmore. Loại vi khuẩn này dễ gây nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, apxe đa ổ và diễn tiến nhanh bởi tình trạng nhiễm trùng máu và sẽ vô cùng nguy kịch cho người bệnh nếu không được điều trị tình trạng nhiễm trùng này.
Tuy có những biểu hiện ban đầu giống quai bị nhưng bệnh cũng có đặc thù để nhận biết, đó là tình trạng sưng tuyến mang tai, sốt cao kèm nhiễm khuẩn huyết. Theo các bác sỹ, có đến 90% bệnh nhân mắc Whitmore có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi. Ngoài ra có một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, apxe gan, tổn thương thần kinh... nhưng ở người lớn bệnh cảnh lâm sàng khá phức tạp, có thể gặp ở phổi, cơ, bàng quang.
Tuy là bệnh lý nguy hiểm nhưng TS Kính cũng khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang bởi đây là căn bệnh hiếm gặp Theo thống kê của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong 2 năm qua ghi nhận 5 trường hợp bệnh nhi từ 1 – 15 tuổi đến BV điều trị vì căn bệnh này.
Tuy nhiên cũng không vì thế mà được chủ quan. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, sưng đau tuyến mang tai cần theo dõi trẻ, kịp thời phát hiện bất thường (sốt cao không hạ, quấy khóc nhiều) để đưa đến viện. Các bệnh viện tuyến cơ sở cũng cần lưu ý đến nguy cơ này để chuyển viện khi cần thiết. Bởi để xác định bệnh cần phải nuôi cấy xét nghiệm vi sinh là trong khi đó không phải tuyến y tế cơ sở nào cũng làm được những xét nghiệm này.
Vì thế, thấy trẻ diễn biến nặng, sốt cao, sưng tấy tuyến mang tai, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng... cần nghĩ đến nguy cơ bệnh Whitmore để làm các chẩn đoán xét nghiệm loại trừ, kịp thời phát hiện và điều trị sớm cho trẻ, với kháng sinh thích hợp căn bệnh sẽ được khống chế.
Bình luận của bạn