Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng, chống bệnh whitmore

Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn là một trong nhiều biện pháp phòng, chống bệnh whitmore

Căn bệnh do "vi khuẩn ăn thịt người" gây ra nguy hiểm như thế nào?

Căn bệnh do "vi khuẩn ăn thịt người" gây ra nguy hiểm như thế nào?

Hy hữu: Người phụ nữ bị "ăn" cánh mũi do mắc bệnh truyền nhiễm

Bệnh Whitmore gây tử vong sau 48h dễ bị nhầm với quai bị

Bệnh whitmore là gì?

Bệnh whitmore hay còn gọi là Melioidosis do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomalle tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người và động vật đều có thể bị nhiễm khuẩn nếu hít phải nước hoặc hạt bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với bùn đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn qua các vết xây xước nhỏ ngoài da.

Tiếp xúc trực tiếp với bùn đất nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" có thể bị mắc bệnh whitmore

Vi khuẩn B. pseudomallei hay còn gọi là vi khuẩn "ăn thịt người" gây bệnh bằng cách vào xâm nhập vào các bộ phận của cơ thể như: Phổi, gan, thận, tim, cơ, da và các tuyến tiêu hóa… Những người có tiền sử mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị mắc bệnh whitmore. Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm: Sốt theo cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.

Đây là căn bệnh ít gặp, khó lây nhiễm từ người sang người, không phải là dịch bệnh. Tuy nhiên, những người bị mắc bệnh thường có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính. Hầu hết các độ tuổi, giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh whitmore, nhưng những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước sẽ dễ bị mắc bệnh hơn. 

Biện pháp phòng, chống bệnh whitmore

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), một số biện pháp phòng, chống bệnh whitmore như sau:

- Hạn chế tiếp xúc với đất, bùn, đặc biệt là những nơi môi trường đất, nước bị ô nhiễm nặng.

- Đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn thì cần sử dụng giày, dép và găng tay, đặc biệt với những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người đang mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn B. pseudomallei.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.

An Thu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin