- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Đường huyết tăng cao khiến các vết thương ở bàn chân người bệnh đái tháo đường lâu lành, dễ nhiễm trùng
Mắc đái tháo đường bao lâu mới bị biến chứng?
Đái tháo đường: Đường huyết 220mg/dL, tê tay chân lâu ngày phải làm sao?
Tiêm insulin dài ngày bị mẩn đỏ vùng tiêm, có nên dừng tiêm không?
Bệnh đái tháo đường có thể gây những biến chứng nào trên da?
Trả lời:
Chào bạn!
Người bệnh đái tháo đường nếu không biết cách kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, kết hợp cùng với duy trì lối sống lành mạnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng do bệnh gây ra.
Muốn phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường nói chung, bạn cần phải kiểm soát tốt được đường huyết và các bệnh lý kèm theo (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu), sử dụng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ, ăn uống hợp lý, hoạt động thể chất hàng ngày.
Đặc biệt, đối với biến chứng bàn chân, để phòng tránh trước hết người bệnh cần tạo cho mình thói quen tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Cụ thể, bạn cần kiểm tra khắp bàn chân, từ lòng bàn chân tới kẽ chân, nơi khó quan sát để có thể thấy được những bất thường dù là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên:
● Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa chân hàng ngày bằng nước ấm. Lưu ý không nên ngâm chân trong nước quá lâu, tránh làm khô da, luôn thử nhiệt độ của nước để tránh quá nóng, luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa.
● Luôn giữ da chân mềm mại, giữ gót chân không bị chai, vảy sừng. Bạn có thể dùng kem làm mềm da hay vaseline để làm mềm, nhưng tránh không được thoa kem làm mềm vào các kẽ chân vì kẽ chân quá ẩm là điều kiện thuận lợi để gây ra các vết nhiễm trùng nếu có trầy xước.
● Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần, không nên để móng chân quá dài, quá góc cạnh có thể làm tổn thương da.
● Luôn mang giày và tất mềm, tránh giẫm phải những dị vật có thể làm tổn thương lòng bàn chân, gây ra những vết chai da.
● Bảo vệ chân khỏi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
● Luôn giữ dòng máu lưu thông tốt ở chân bằng cách thường xuyên cử động cẳng chân, bàn chân mỗi 5 phút. Bạn cũng có thể nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân, giúp máu lưu thông tốt hơn. Người bệnh đái tháo đường cũng nên lưu ý không nên mang tất/vớ và quần quá chật.
● Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút nhưng tránh các hoạt động quá gắng sức, các hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân như chạy, nhảy…
● Tái khám ngay khi bàn chân có biểu hiện bất thường như đau, loét, đốm đỏ hay sưng...
● Kiểm tra cảm giác của bàn chân mỗi lần đi khám ít nhất 1 lần/năm.
Bên cạnh các biện pháp trên, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn. Nghiên cứu cho thấy, 4 thảo dược quý trên có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ ổn định đường huyết, đặc biệt là phòng và cải thiện nguy cơ biến chứng bàn chân cho người bệnh đái tháo đường.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Dược sĩ Lê Giang
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Nhàu với hoạt chất Alpha lipoic acid, TPBVSK Hộ Tạng Đường là giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng đái tháo đường, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm cholesterol máu.
Sản phẩm được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0981 238 218 - 0243 775 9865.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn