- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý chăm sóc bàn chân để ngăn ngừa biến chứng
Làm sao cải thiện biến chứng tim mạch do đái tháo đường?
Người bệnh đái tháo đường uống sữa nào tốt nhất, nên kiêng thức ăn gì?
Người bệnh đái tháo đường không nên ăn 8 loại trái cây này
Làm sao điều trị biến chứng mắt ở người bệnh đái tháo đường?
Các chuyên gia, bác sĩ từ Đại học Northeastern Ohio và Hệ thống Y tế Summa (Mỹ) đã có những giải đáp chi tiết liên quan đến 6 câu hỏi thường gặp về biến chứng bàn chân do đái tháo đường (tiểu đường) gây ra. Cụ thể:
Các yếu tố nguy cơ gây loét chân ở người bệnh đái tháo đường là gì?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ gây loét chân ở người bệnh đái tháo đường có thể bao gồm:
- Thời gian mắc bệnh lâu (trên 10 năm).
- Người bệnh kiểm soát đường huyết kém.
- Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới.
- Người đã mắc các biến chứng tim mạch, biến chứng thận hoặc võng mạc.
Vi khuẩn xâm nhập vào chân qua những con đường nào?
Thông thường, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào bàn chân thông qua các vết thương hở, đặc biệt là các vết loét. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết nứt nhỏ tại vùng da giữa các ngón chân (đặc biệt nếu người bệnh bị nấm bàn chân).
Người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận với biến chứng bàn chân, đoạn chi
Với người bệnh đái tháo đường, hầu hết các vết loét bàn chân đều là sự kết hợp của biến chứng thần kinh và bệnh động mạch ngoại biên gây giảm lưu thông máu tới chi. Các vết loét cũng thường xuất hiện tại các khu vực phải chịu nhiều áp lực (gan bàn chân, gót chân).
Bạn cần đặc biệt chú ý tới những vị trí dễ bị tổn thương này để xử lý kịp thời, ngăn cản sớm sự xâm nhập của vi khuẩn.
Người bệnh đái tháo đường bị biến chứng bàn chân luôn cần dùng kháng sinh?
Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định khi vết loét bàn chân có dấu hiệu viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) hoặc chảy mủ.
Tuy nhiên, trong trường hợp vết loét bàn chân kéo dài hơn 4 tuần không khỏi, các bác sỹ vẫn có thể cân nhắc cho bạn dùng thuốc kháng sinh, ngay cả khi vết thương không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Người bệnh đái tháo đường có thể phải dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng
Biến chứng bàn chân do đái tháo đường nên điều trị ngoại trú hay nhập viện?
Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, nông, không chảy mủ, không viêm nhiễm, không đe dọa tới chi, người bệnh có thể điều trị ngoại trú bằng thuốc.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, có khả năng đe dọa tới chi (vết loét lan rộng tới các mô ở sâu, chảy mủ, viêm mô tế bào, hoại tử mô…) hoặc đe dọa tới tính mạng (nhiễm trùng huyết, sốc, nhiễm độc toàn thân), người bệnh sẽ cần phải nhập viện để điều trị tích cực.
Biến chứng loét bàn chân: Khi nào phải đoạn chi?
Các phác đồ điều trị biến chứng loét bàn chân đều hướng đến mục tiêu đó là chữa lành vết loét, tránh hoại tử chi.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh phát hiện muộn hoặc chữa không đúng cách, các vết loét ngày càng lan rộng và không thể khắc phục bằng thuốc được nữa, bác sỹ sẽ phải cắt bỏ bộ phận đã bị hoại tử. Mục đích của việc này là ngăn cản các vết loét, hoại tử lan rộng hơn, gây sốc nhiễm trùng, tử vong.
Tùy theo bộ phận bị hoại tử, mức độ hoại tử, bác sỹ có thể chỉ định cắt một ngón chân, bàn chân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hoại tử rộng, người bệnh có thể phải tử bỏ hẳn một bên chân của mình.
Giải pháp nào cho biến chứng bàn chân do đái tháo đường?
Hậu quả mà biến chứng bàn chân do đái tháo đường để lại rất nặng nề, không chỉ về việc sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần người bệnh.
Để phòng ngừa biến chứng bàn chân và ngăn chặn nguy cơ đoạn chi, người bệnh cần:
- Kiểm soát tốt đường huyết trong ngưỡng an toàn.
- Chăm sóc bàn chân hàng ngày: Bạn nên giữ bàn chân luôn sạch sẽ, kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện các vết xước, có thể sử dụng kem dưỡng để giữ ẩm cho da.
- Sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược: Đối với người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là người mắc lâu năm, chỉ kiểm soát đường huyết, chăm sóc bàn chân là chưa đủ để ngăn chặn biến chứng. Đó là lý do nhiều chuyên gia nội tiết khuyến khích người bệnh sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược.
Đặc biệt, các loại thảo dược như câu kỷ tử, hoài sơn, mạch môn, nhàu có mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa những tác nhân độc hại gây ra biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Journals.lww)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:
- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giảm và ổn định đường huyết.
- Giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn