Cách sử dụng thịt, trứng, sữa an toàn trước nguy cơ dịch cúm gia cầm

Sử dụng thịt gia cầm và trứng sao cho an toàn trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm?

Cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm độc lực cao H5N1

Trung Quốc ghi nhận ca tử vong vì nhiễm cùng lúc 2 chủng cúm gia cầm

Việt Nam lần đầu ghi nhận ca mắc cúm A(H9), Bộ Y tế cảnh báo khẩn

Podcast: Cúm gia cầm gia tăng: Người dân có cần kiêng trứng và thịt gà?

Chế biến trứng, thịt đúng cách để giảm nguy cơ lây bệnh

Cúm gia cầm A(H5N1) là chủng độc lực cao, gây triệu chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao khi lây nhiễm sang người. Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ dịch cúm gia cầm do chủng độc lực cao này.

Ngày 25/3, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ghi nhận dịch cúm gia cầm lây nhiễm sang đàn gia súc tại nhiều bang. Đầu tháng 4, giới chức y tế nước này ghi nhận một người ở bang Texas nhiễm virus H5N1 do tiếp xúc với đàn bò sữa.

Theo PGS.TS Samuel Alcaine – Đại học Cornell (Mỹ), người tiêu dùng không cần quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm khi thực hiện tốt các biện pháp an toàn thực phẩm tại nhà.

Ở Mỹ, ngành chăn nuôi có các quy định nghiêm ngặt về cách ly đàn gia cầm, gia súc nhiễm bệnh. Đa số các sản phẩm thương mại như sữa, phô mai, trứng dạng lỏng đều được thanh trùng trong quá trình sản xuất. Theo PGS.TS Alcaine, các nghiên cứu hiện tại về cúm gia cầm cho thấy, nhiệt độ cao sử dụng để thanh trùng có thể bất hoạt virus cúm hiệu quả.

Để phòng dịch cúm gia cầm, người dân cần nấu chín thịt gia cầm và trứng

Để phòng dịch cúm gia cầm, người dân cần nấu chín thịt gia cầm và trứng

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, PGS.TS Alcaine khuyến nghị người dân nên nấu chín thịt và trứng. Biện pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa cúm gia cầm, mà còn giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn salmonella hoặc E.coli. Trứng cần được nấu tới khi cả lòng đỏ và lòng trắng đông cứng lại. Người thích ăn trứng chần tốt nhất nên dùng trứng thanh trùng, tiệt trùng được bán tại các siêu thị uy tín.

Tất cả các loại thịt gia cầm và thịt xay sẵn cần được nấu chín tới khi nhiệt độ bên trong thịt đạt tối thiểu 74 độ C.

Chuyên gia về khoa học thực phẩm cũng cảnh báo, người nội trợ cần đề phòng nguy cơ lây nhiễm chéo khi chế biến thức ăn tại nhà. Tránh dùng chung dụng cụ, dao thớt xử lý thịt sống, trứng sống với đồ ăn đã nấu chín.

Với các chế phẩm từ sữa, CDC Mỹ khuyến nghị hạn chế dùng sữa tươi chưa qua tiệt trùng, thanh trùng trong đợt bùng phát dịch cúm gia cầm hiện nay. Uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa do nhiễm khuẩn salmonella, listeria.

Đường lây của cúm gia cầm

Cúm A(H5N1) trên gia cầm có thể lây sang người qua các con đường: Đường hô hấp; Qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh; Tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A(H5N1); Ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

Hiện chưa ghi nhận bệnh cúm gia cầm lây từ người sang người. Tuy nhiên, virus cúm có khả năng đột biến và tái tổ hợp, làm tăng nguy cơ xuất hiện các chủng mới, có độc lực cao hơn.

Khi phát hiện gia cầm ốm hoặc chết, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn

Khi phát hiện gia cầm ốm hoặc chết, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người gồm:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy.

5. Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.

6. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm