Cúm gia cầm A (H5N1) có thể lây sang người khi tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết của chúng - Ảnh: CBC News
Viện Pasteur TP.HCM gửi công văn khẩn về cúm gia cầm H5N1
Châu Âu bùng phát đợt dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay
Bộ Y tế khuyến cáo 4 biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người
Cẩn trọng: Cúm gia cầm có thể là “đại dịch” tiếp theo!
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ lây lan cúm gia cầm tại Campuchia
Tỉnh Prey Veng của Campuchia ghi nhận hai trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm A (H5N1) độc lực cao, trong đó có một trường hợp tử vong. Bà Youk Sambath - Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia cho biết, hiện người cha cùng những người khác có tiếp xúc với các ca bệnh đã có kết quả xét nghiêm âm tính với virus H5N1.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, dựa trên những bằng chứng cho đến nay, virus không dễ dàng lây nhiễm sang người và việc lây lan từ người sang người dường như là điều bất thường. WHO đánh giá nguy cơ virus lây lan ra cộng đồng ở mức thấp.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh H5N1 đang bùng phát mạnh trong các đàn gia cầm và chim hoang dã trên toàn thế giới, đây là vấn đề đáng lo ngại. Theo Reuters, tại Peru, từ tháng 11/2022 đến nay, hơn 710 con sư tử biển và 63.000 con chim đã chết vì cúm gia cầm chủng H5N1. Bắt đầu từ những con bồ nông nhiễm bệnh, hiện các loài động vật có vú sống ở biển cũng bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm. Nhiều quốc gia Nam Mỹ khác như Ecuador, Bolivia, Chile, Paraguay… cũng ghi nhận nhiều ổ dịch cúm H5N1.
Cúm gia cầm A/H5 là chủng độc lực cao. Người nhiễm cúm gia cầm, đặc biệt là H5N1 rất nguy hiểm, diễn tiến suy hô hấp rất nhanh, dù điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong rất cao, với 30-50%.
Theo Bộ Y tế Campuchia, từ năm 2005 đến nay, có 58 ca nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại nước này, trong đó 38 trường hợp tử vong. Theo báo cáo của WHO, những năm 2003-2009 và 2010-2014, Việt Nam đã ghi nhận 127 ca mắc cúm A (H5N1) và 64 ca tử vong. Kể từ đó đến nay, nước ta chưa ghi nhận thêm ca nào.
Cúm A (H5N1) lây lan từ đâu?
Virus cúm A (H5N1) lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh; Tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A (H5N1); Ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Virus có trong chất tiết của động vật nhiễm bệnh như nước bọt, chất nhầy, phân.
Người bệnh có biểu hiện: Sốt trên 38 độ C, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, tiêu chảy; Diễn biến nhanh chóng tới suy hô hấp.
Con đường lây lan dịch cúm gia cầm có thể xảy ra qua giao thương, buôn lậu gia cầm qua biên giới, cùng với đó là nguồn lây từ chim hoang dã di chuyển giữa các quốc gia. Để chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm xâm nhập, TP.HCM đã kêu gọi người dân không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch và mang khẩu trang.
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch cúm gia cầm A (H5N1) như:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; Đảm bảo ăn chín, uống chín; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm/chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đàn gia cầm của nước ta có số lượng lớn với khoảng 523,6 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm đa số, chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y. Các hộ gia đình chăn nuôi, giết mổ gia cầm cần đảm bảo khoảng cách cần thiết giữa cơ sở chăn nuôi với khu dân cư, đường giao thông, chợ...; Khoảng cách giữa các chuồng nuôi; Địa điểm xây dựng chuồng trại cần cách xa nhà ở và khu dân cư.
Bình luận của bạn