Người dân xử lý nước sinh hoạt bằng phèn chua - Ảnh: Internet
Cẩm nang vượt qua mùa mưa lũ thất thường
Mách bạn mẹo bảo vệ đôi mắt trong mùa mưa
Làm thế nào để phòng dịch bệnh trong mùa mưa bão, lũ lụt?
Bão Noru sẽ đổ bộ mạnh nhất vào đêm nay, 9/14 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp
Trong đêm qua và rạng sáng nay 28/9, bão Noru (bão số 4) đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh, thành miền Trung. Đến thời điểm hiện tại, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo báo Tiền Phong, hiện các địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người, song hiện mực nước tại các sông miền Trung - Tây Nguyên đang lên cao, nhiều sông đã vượt mức báo động 2 gây nguy cơ sạt lở, lũ quét diện rộng.
Sau bão, nhiều ngôi nhà bị sập, tốc mái và làm gãy hàng trăm cây xanh. Bên cạnh đó, theo ghi nhận của Vietnamnet.vn, tại xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, các hộ dân tại đây đang chật vật khi nước từ thượng nguồn đổ về, dâng cao đến hơn 1m trong nhà. Còn tại TP.Hội An (Quảng Nam) một số tuyến đường bị ngập như: Đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Trần Quý Cáp... nước dâng nhanh, cao hơn nửa mét.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh miền Trung và Bắc Tây Nguyên, với lượng mưa dự báo đến 300-400 mm, có nơi trên 500 mm gây lũ, ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định.
Đặc biệt, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có nguy cơ ngập lụt, như Thừa Thiên - Huế có 4/8 huyện với 58 xã; Quảng Nam có 6/18 huyện với 75 xã, Quảng Ngãi có 6/11 huyện với 74 xã có nguy cơ ngập lụt với độ sâu trung bình từ 0,3-0,6m.
Thông thường, tại những khu vực bị lũ lụt, nguồn nước hay bị bẩn, ô nhiễm từ các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết... lẫn vào nguồn nước sinh hoạt tại các giếng, chum, vại...
Khi nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc như: Bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông…); Các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn); Các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột)...
Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn trong và sau mưa lũ, từ đó phòng tránh các dịch bệnh xảy ra người dân nên bịt chặt các vật dụng chứa nước như: Chum, vại, thùng, lu, giếng... bằng bao ni lông có dây cột và vật nặng chèn lên trên khi mưa bão đến. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nước ngập nặng, dù có che chắn vẫn bị nước bẩn tràn vào, cần phải có biện pháp khử trùng phù hợp.
Nếu nước trong chum, vại, thùng chứa bị ô nhiễm, bạn có thể dùng phèn chua để xử lý. Tỷ lệ 1gr phèn chua dùng được cho 20 lít nước. Chờ khoảng 30 phút, nước trong lại có thể dùng tắm rửa còn nếu dùng để uống cần khử trùng và đun sôi.
Ngoài phèn chua, cloramine B cũng có thể dùng để xử lý nước sinh hoạt hộ gia đình. Để tránh ngộ độc cloramine B, người dân cần pha đúng liều hướng dẫn. Liều lượng sử dụng viên 0,25gr cho 25 lít nước, sau khi pha để ít nhất 30 phút mới được đun sôi sử dụng làm nước sinh hoạt.
Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng, khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Với giếng nước ô nhiễm, người dân nên tiến hành nạo vét, làm sạch giếng, khử trùng nước bằng phèn chua, cloramin B và clorua vôi. Trong thời gian chờ đợi, các gia đình nên chọn dùng giếng nước ít bị ô nhiễm nhất để xử lý nước dùng tạm thời. Nếu điều kiện khó khăn, không thể có hóa chất khử trùng, người dân nên chọn nguồn nước ít bị ảnh hưởng nhất, dùng vải sạch lọc nhiều lần, xử lý rác, cặn, có thể cho qua màng lọc tự chế từ sỏi, cát vàng, than củi, vải sau đó dùng tắm rửa. Xem chi tiết cách xử lý giếng nước bị ô nhiễm Tại Đây.
Tuyệt đối người dân không ăn các loại rau rửa bằng nguồn nước ô nhiễm, chưa qua khử trùng. Luôn thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo sức khỏe. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện, nên cho trẻ sử dụng nước đóng chai.
Bình luận của bạn