Đọc Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông ó thể sẽ phần nào giúp bạn tìm ra được định nghĩa hạnh phúc cho riêng mình.
Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu
Hãy mở cuốn Sapiens - Lược sử loài người ra
6 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra
Sống hết mình, ngay tại đây, ngay lúc này
Nước uống giàu hydrogen, khoáng chất: Giải pháp sức khỏe của thế kỷ 21
"Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông" được viết bởi nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng nước Anh – Richard Nicholls – gồm 8 chương, mỗi chương phân tích một vấn đề nhưng tưu chung lại đều đi đến một kết luận, rằng cảm xúc của mỗi người là chia khóa đem lại hạnh phúc. Bạn biết cân bằng cảm xúc cá nhân trước mọi tình huống là bạn sẽ mở được cánh cửa hạnh phúc cho chính mình.
Hãy cùng lướt qua nội dung chính của 8 chương sách.
Chương 1: Nghĩ hạnh phúc, sống hạnh phúc
Ở chương này tác giả Richard Nicholls đươc ra quan niệm về điểm chuẩn hạnh phúc. Nó được quyết định bởi gene, thái độ và trải nghiệm với tỷ lệ 50-40-10. Có nghĩa là, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thái độ của mình để cảm nhận hạnh phúc. Và liệu pháp nhận thức - hành vi hay Cognitive Behaviroural Therapy (CBT) sẽ giúp ta thay đổi thái độ của mình.
Trong chương này, Richard Nicholls cũng đưa ra hai bài tập giúp giảm thiểu các cảm xúc/suy nghĩ tiêu cực đó là bài tập “ngừng suy nghĩ" và bài tập thở bằng bụng. Thế nhưng, phớt lờ cảm xúc tiêu cực cũng không phải là giải pháp toàn diện. Khi chúng ta phớt lờ cảm xúc tiêu cực hay trạng thái không tốt của cảm xúc, chúng càng gây tác động tệ hơn. Cách tốt nhất để “xử lý” chúng là đối diện, gọi đúng tên của chúng, thừa nhận và chuyển hóa chúng.
Chương 2: Liệu tiền có mua được cảm xúc
Trên các trang review sách, đây là chương sách được các độc giả đánh giá cao bởi tập trung vào hai nội dung chính: “Tiền có làm con người hạnh phúc hơn?” Và “ Cách tiêu tiền để hạnh phúc hơn".
Thực tế, nhà tâm lý học Richard Nicholl không đi ngược lại mối tương quan giữa tiền bạc và hạnh phúc. Tức là trong một khoảng nhất định về thu nhập, thì mức độ hạnh phúc tăng tỷ lệ thuận với thu nhập kiếm được (tăng cảm giác an toàn và tự do), Tuy nhiên đến một ngưỡng nhất định, thì mức độ hạnh phúc hầu như không còn tăng nữa. Với ngưỡng thu nhập lên đến khoảng 800 triệu đồng/năm, chỉ số hạnh phúc của bạn không tăng nữa.
Thế nên, trong phần này, tác giả đi tập trung viết về cách tiêu tiền để hạnh phúc. Tiêu tiền theo dạng hưởng lạc/mua sắm/du lịch sẽ chỉ đem lại hạnh phúc trong một khoảng thời gian ngắn và lâu dần ta sẽ không còn cảm giác hạnh phúc nhưng trước nữa. Nhưng nếu ngược lại, tiêu tiền cho các trải nghiệm giúp ta hạnh phúc hơn và cảm xúc hạnh phúc kéo dài hơn rất nhiều, ngay cả mỗi khi ta nhớ về trải nghiệm đó. Mặt khác, “Hạnh phúc là cho đi”, khi dùng tiền cho quỹ từ thiện, mua quà tặng, xây dựng các mối quan hệ xã hội... đem lại cảm giác hạnh phúc hơn khi tiêu tiền cho bản thân mình.
Chương 3: Có thái độ biết ơn hay là viết về lòng biết ơn
Không có bất kì quan điểm nào về hạnh phúc mà thiếu đi “lòng biết ơn”. Định nghĩa một cách đơn giản về “ lòng biết ơn”, đó là chúng ta ghi nhận những điều tốt đẹp trong đời. Nhưng nó còn là một loại cảm xúc, là cảm giác hạnh phúc bắt nguồn từ việc trân trọng một điều tốt đẹp nào đó. Một khi biết ơn cuộc đời, chúng ta không còn cảm thấy sợ hãi, và tất cả những lo âu đã trải qua đều được chuyển hóa thành niềm phấn khích. Khi sống với lòng biết ơn, ta sẽ hành động với tư tưởng bản thân mình đã có đủ, thay vì cảm thấy thiếu thốn hoặc ghen tỵ với người khác. Điều này cũng có nghĩa chúng ta có xu hướng cho đi và chia sẻ nhiều hơn là nhận lấy và giữ cho riêng mình. Mà, hành động cho đi lại kích hoạt “ nút hạnh phúc” trong não bộ của chúng ta.
Một bài tập quan trọng thực hành lòng biết ơn đó là “ Thiền Chánh Niệm”.
Chương 4: Yêu thương là một điều dễ dàng
Trước tiên, bạn phải yêu thương mình. Chấp nhận rằng chúng ta không hoàn hảo, và chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Bất kì ai cũng bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng nhãn dán”, vì vậy hãy xé bỏ tất cả mọi nhãn dán tiêu cực và “dán" lên bản thân mình những nhãn dán mới tích cực và tốt đẹp hơn. Hãy lắng nghe thông điệp cơ thể mình, tôn trọng nó và đừng bao giờ ép bản thân mình đi quá xa khi cả tâm trí và thể xác đều không đủ vững vàng.
Chương 5: Thoải mái với việc thất bại
Chẳng có gì quá nghiêm trọng khi chúng ta đưa ra quyết định sai lầm với bằng cấp, công việc, hay các mối quan hệ. Chúng ta sẽ nhanh chóng vượt qua các tình huống tồi tệ và trở nên kiên cường hơn.
Dường như, sự phân tích của chương này đang trả lời cho một quan điểm của giới trẻ hiện nay: Việc kết hôn và sinh con có khiến bạn hạnh phúc hơn? Thực tế là, nếu bạn hạnh phúc, bạn kết hôn, hay li hôn, sinh con hay không sinh con thì bạn vẫn hạnh phúc và ngược lại.
Chương 6: Cơ thể hạnh phúc, tâm hồn hạnh phúc
Chúng ta đều biết rằng sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có một sự kết nối đặc biệt và điều này đã quá rõ ràng. Có một điều thú vị là cảm xúc chi phối hành động, ví dụ khi vui thì chúng ta cười, nhưng ngược lại, hành động cũng có tác động ngược trở lại cảm xúc. Tức là, chúng ta có thể “đánh lừa” cảm xúc của bản thân bằng những hành động tích cực. Chúng ta có thể tự tin hơn khi thực hiện các hành động biểu lộ của sự tự tin như ngồi thẳng, cử động cơ thể mở, nở một nụ cười không chân thực, nhưng dần dần, cơ thể sẽ tiết ra hormone hạnh phúc.
Thế nhưng, tác giả vẫn đánh giá cao vai trò của hoạt động thể chất giúp gia tăng mức độ hạnh phúc qua rất nhiều cơ chế. Khỏe - giúp vui, và ngược lại vui - giúp khỏe!
Chương 7: Kết nối bản thân
Kết nối xã hội và các mối quan hệ tốt đẹp là tiền đề của cuộc sống hạnh phúc. Trong chương này, tác giả đưa ra nhiều bài tập giúp cải thiện khả năng kết nối và tương tác xã hội, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng của “ tương tác ảo” trên mạng xã hội đến chất lượng kết nối thực sự.
Chương 8: Hạnh phúc mãi mãi về sau
Chương này viết, để sống hạnh phúc thì bạn cần thành thật với con người của chính mình. Nếu bạn cảm thấy đau khổ, hãy cứ đau khổ. Đừng tự tạo áp lực ép bản thân phải trở nên hạnh phúc. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy dường như ai cũng có một cuộc sống hoàn mĩ, chỉ riêng mình bạn hứng chịu tổn thương. Hạnh phúc không phải là một vật hữu hình, không phải một điểm đến, mà là một hành trình. Trong chuyến du ngoạn ấy, có đôi lúc bạn cảm thấy tăm tối, bạn phải nỗ lực để thấy được ánh sáng trong cuộc sống. Hạnh phúc không giúp ta hiểu cách sống vui vẻ, nhưng nỗi buồn thì có. Và chuyến hạnh trình theo đuổi hạnh phúc được khởi hành từ nơi bạn không cảm thấy hạnh phúc.
“Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông” – một cuốn sách thực tế mà không kém phần khoa học – có thể sẽ phần nào giúp bạn tìm ra được định nghĩa hạnh phúc cho riêng mình.
Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông do NXB Thế giới phối hợp với SkyBooks phát hành.
Giá bìa: 96.000 đồng
Bình luận của bạn