Sống hết mình, ngay tại đây, ngay lúc này

Đọc Dám bị ghét, người đọc như thấy mình trong đó (ảnh minh họa)

“Dám bị ghét”: 3 nguyên tắc để sống hạnh phúc hơn

Muốn hạnh phúc: Hãy "dám bị ghét"

"Dám bị ghét": Đừng biến mình trở thành một bản sao để được hạnh phúc

Cái hay của cuốn sách là ai cũng có thể tìm thấy chính mình ở đâu đó trong những câu đối thoại của hai nhân vật chính. Ban đầu tôi tưởng bản thân giống nhân vật thanh niên trong câu chuyện, nhưng càng đọc càng khám phá bản thân không phải vậy. Cách tiếp cận vấn đề tâm lý theo trường phái của Alfred khiến tôi (cũng như nhiều người) khá bất ngờ, ban đầu có thể khó chấp nhận nhưng cuối cùng lại thấy hoàn toàn hợp lý. 
Kết lại của cuốn sách, mỗi chúng ta nên ngừng tìm kiếm và đổ lỗi cho mọi nguyên nhân xung quanh vì những gì xảy ra cho bản thân. Hoàn cảnh có thể thay đổi khởi đầu của bạn nhưng chính bạn mới là người quyết định sẽ làm gì với hoàn cảnh đó và sẽ trở thành ai trong tương lai. 
Một điều quan trọng, hãy chấp nhận con người của chính bạn, đó là khởi phát để bạn có được cuộc sống thực sự hạnh phúc. Lý do quan trọng để tồn tại những người dù giàu có, đầy đủ nhưng vẫn không có cảm giác hạnh phúc đó là bởi họ vẫn thèm khát một cái tôi khác, một nhân cách khác mà chối bỏ bản thân hiện tại. Tâm lý học Alfred khuyên mọi người hãy chấp nhận những gì ta đang có nhưng vẫn không ngừng tự hoàn thiện bản thân, từ đó phân biệt một cách đầy bất ngờ khái niệm “tự ti” và “mặc cảm”. Một bên là sự khiêm nhường, chấp nhận bản thể nhưng theo xu thế tự thúc đẩy để hoàn thiện hơn, một bên lại là sự chối bỏ, vin vào những lý do vô cớ để trốn tránh. 
 Cuốn sách DÁM BỊ GHÉT – Tác giả Kishimi Ichiro & Koga Fumitake
Phần cuối cuốn sách lại là sự cắt nghĩa cho một chân lý khác. Hạnh phúc không phải là một đích đến mà là cả quá trình. Hãy sống trọn vẹn từng giây phút bởi sống là sự tận hưởng và trải nghiệm. Giống như bạn đang tham gia một điệu nhảy, không phải hạnh phúc là đích đến sau khi kết thúc mà là trong thời gian đắm chìm trong điệu nhạc. Sự so sánh khá thú vị hạnh phúc như khi đi du lịch khiến tôi rất tâm đắc. Dù bạn chỉ bước ra khỏi nhà, hay chỉ mới ngồi lên ghế hành khách trong khoang máy bay, hay bạn đang lang thang khắp chân trời góc bể thì vẫn được gọi là đi du lịch. Không có ai gọi là du lịch chỉ khi đã hoàn thành chuyến đi trở về nhà. Nói điều này để hiểu, cho dù kết quả sau cùng có ra sao thì điều đầu tiên ta có thể làm là hãy chấp nhận nó, thứ hai hãy cảm thấy hạnh phúc vì đã trải nghiệm những điều quý giá, đã sống và đã cống hiến hết mình để hoàn thiện bản thân. 
Trong vội vã lo toan của cuộc sống, số người thực sự tìm được lối thoát cho chính mình để tận hưởng từng giây phút, tồn tại và ra đi thanh thản thật không nhiều. Vì lẽ thế, chân lý mà tâm lý học Alfred hướng tới sẽ đã đang và sẽ là ngọn hải đăng luôn đồng hành soi rọi mỗi tâm hồn cô độc đang từng bước tìm kiếm hạnh phúc. 
Thu Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết