Cảnh báo nguy cơ thiếu hụt iod trở lại Việt Nam

Báo động tình trạng thiếu hụt iod ở Việt Nam

Phòng bướu cổ bằng cách nào?

Thiếu iod gây rối loạn chức năng tuyến giáp

Mẹ thiếu iod, con học dốt toán?

Suy giảm độ bao phủ muối iod toàn quốc

Nghiên cứu năm 2014 của Tổng cục Thống kê khi tiến hành kiểm tra muối ăn ở 12.000 hộ gia đình cho thấy chỉ có khoảng 45% hộ gia đình sử dụng muối có iod. Ngoài ra, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8-10 tuổi là 9,8%, mức trung vị iod niệu (số trung bình của I ốt/ nước tiểu tính trên quần thể dân số của một vùng) cũng giảm hơn so với các năm trước.

Theo những nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, thiếu iod là nguyên nhân gây nên sự tổn thương về phát triển não bộ của trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời kỳ bào thai, tùy từng mức độ thiếu iod xảy ra trong thời kỳ phát triển của bào thai và sau đẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ như câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, đần hoặc giảm sức học của trẻ.

Từ năm 2005 đến này, theo báo cáo từ các tỉnh thì tỷ lệ bao phủ muối iod luôn đạt dưới 90% ở các một số tỉnh vẫn luôn kéo dài qua các năm như: Ninh Bình, Thái Bình, TP.HCM, Cần Thơ, Trà Vinh, Quảng Ninh, Vĩnh Long, Bến Tre, …

Người mẹ trong thời kỳ mang thai thiếu iod sẽ có nguy cơ trẻ sinh ra bị câm, điếc, giảm sức học...

Nói về nguyên nhân sụt giảm độ bao phủ muối iod tại Việt Nam hiện nay, ông Trần Thế Dũng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam cho rằng: “ Thực trạng trung này là do mức độ quan tâm của chính quyền nhiều địa phương còn thấp khiến cho việc kiểm soát chất lượng muối iod trên thị trường thiếu sự giám sát và bị thả nổi. Người dân hiện nay không mấy quan tâm về việc mình có đang dùng muối iod hay không. Đặc biệt, diện tích đất làm muối đang bị thu hẹp lại do người dân chuyển sang nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản”.

Đổi tên muối ăn để thay đổi nhận thức người dân?

Từ những vướng mắc, bất cập của Nghị định 163/2005/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng muối iod cho người ăn, Bộ Y tế đang xem xét thay đổi khái niệm muối ăn theo hướng “Muối và gia vị mặn thực phẩm” (là muối và gia vị mặn cho người ăn trực tiếp hoặc cho sản xuất chế biến thực phẩm có iod trong thành phần theo quy chuẩn quốc gia).

Cần tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng đủ iod đạt chất lượng trong bữa ăn hàng ngày

Điều này sẽ có tính chất bắt buộc muối hoặc gia vị mặn dùng trong chế biến thực phẩm phải có iod đủ tiêu chuẩn, và để giúp giải quyết thực tế là thói quen sử dụng các gia vị mặn thay cho muối đang dùng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Nếu chỉ có muối ăn là muối iod thì có khả năng là một số bộ phận dân cư sẽ không có đủ lượng iod để dùng. Do đó, cần quy định bột canh, hạt nêm, nước mắm hay các gia vị mặn khác cũng phải được bổ sung iod. Viện Dinh dưỡng TP.HCM cũng đã nghiên cứu thành công việc bổ sung muối iod vào hạt nêm.

Theo đó, cần sớm có quy định bắt buộc toàn dân sử dụng muối iod, các gia vị thực phẩm có chứa iod đủ tiêu chuẩn phòng bệnh trong ăn uống, iod muối hóa toàn dân, và bắt buộc các cơ sở sản xuất muối iod hỗ trợ cho người dân thuộc các hộ nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng khó khăn.

Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý