- Chuyên đề:
- Bệnh tuyến giáp
Thiếu iod có thể gây ra tình trạng bướu cổ, đần độn. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh thường gặp ở tuyến giáp
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp 'made in Việt Nam'
Bệnh tuyến giáp "áp" món gì?
Một số bài thuốc trị bướu cổ do rối loạn tuyến giáp
Bướu cổ, đần độn vì thiếu iod
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Iod là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da, lông, tóc, móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động… Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được iod mà chỉ hấp thu qua đường thức ăn. Không đủ iod, cơ thể dễ mắc các rối loạn tự miễn, trong đó có suy chức năng tuyến giáp”.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, Việt Nam nằm trong vùng thiếu iod, do vậy trong chế độ ăn không được bổ sung iod đầy đủ sẽ làm tăng thêm nguy cơ thiếu iod. Thiếu iod sẽ dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp và gây ra nhiều rối loạn khác nhau như: Bướu giáp, thiểu năng trí tuệ, đần độn, cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động...
Đặc biệt, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu iod do nhu cầu tăng cao. Thiếu iod ở thai phụ dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu iod nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác. Còn ở trẻ em, thiếu iod gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng...
Bao nhiêu iod là đủ?
Lượng iod cơ thể cần một ngày là rất ít nhưng không thể thiếu. “Đối với trẻ dưới 6 tháng chỉ cần 40mcg/ngày, trẻ trên 6 tháng khoảng 150 – 200mcg/ngày, người lớn từ khoảng 250 – 750mcg/ngày. Nhu cầu của cơ thể đối với iod là rất ít nhưng nếu thiếu lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nên cần được bổ sung một lượng vừa đủ”, bác sỹ Hưng cho biết.
Và nếu để ý có thể bổ sung đủ lượng iod thông qua chế độ ăn uống hàng ngày như: Bổ sung qua việc sử dụng muối iod, qua các loại hải sản tôm, cua, cá, các loại rau xanh… Ngoài ra, cách sử dụng, chế biến không đúng trong quá trình nấu nướng cũng làm mất đi lượng iod trong muối, thực phẩm và gây thiếu iod. Do đó, cần hình thành thói quen chế biến, bảo quản đúng cách để bảo tồn lượng iod như: Cho muối iod vào thực phẩm khi nấu gần xong để không làm bay hơi lượng iod, để muối iod trong lọ có nắp đậy, tránh ánh nắng và nơi có nhiệt độ cao…
Iod rất cần cho cơ thể nhưng chỉ cần một lượng đủ, không nên lạm dụng vì có thể gây ra những nguy hại cho sức khỏe như ngộ độc iod hay quá tải iod có thể gây cường giáp trên bệnh nhân thường có biểu hiện bệnh lý tuyến giáp trước đó. Vì vậy, việc bổ sung iod hợp lý có vai trò quan trọng trong điều trị hầu hết các rối loạn ở tuyến giáp bao gồm nhược giáp, cường giáp, bướu giáp và Ung thư tuyến giáp.
Hiện, các phương pháp điều trị các bệnh lý về tuyến giáp như dùng thuốc, phẫu thuật… cũng gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh. Do đó, biện pháp an toàn và hiệu quả nhất là phòng ngừa khi chưa bị bệnh thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoặc dùng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Muối ăn có iod: 555mcg; Rau dền: 50mcg; Nước mắm: 950mcg; Rau cải xoong: 45mcg; Cá thu: 45mcg; Nấm mỡ: 18mcg; Cá trích: 52mcg; Khoai tây: 4,5mcg; Bầu dục: 36,7mcg; Súp lơ: 12mcg...
Bình luận của bạn