Hang Đầu Gỗ - nơi tổ chức hòa nhạc trong khuôn khổ Festival Âm nhạc mới Á - Âu
200 nhạc sỹ tham gia Festival âm nhạc mới Á-Âu 2014
Kiến trúc Việt Nam được vinh danh trên thế giới
Festival Đờn ca tài tử Quốc gia diễn ra tại Bạc Liêu
Cầu Trường Tiền Huế sẽ “bừng sáng” trong Festival
Festival Nghĩa tình mùa thu 2013 tiếp nhận gần 1.000 đơn vị máu
Trưa ngày 11/10, trong khuôn khổ Festival Âm nhạc mới Á - Âu, đã có khoảng 150 người tham dự buổi hòa nhạc tại hang Đầu Gỗ có tuổi đời hàng triệu năm. Đây hầu hết là khách mời nghe nhạc trong ánh sáng của 20 bát nến đặt quanh nơi biểu diễn, trong đó có 8 bát nến đặt trên chảo bằng tôn lớn, có phản xạ ánh sáng.
Nỗi lo rơi thạch nhũ
Theo nhạc sỹ Đức Trịnh, chỉ đạo nghệ thuật của chương trình, lửa không chỉ tạo vẻ đẹp cho buổi biểu diễn mà còn là "sự sáng tạo của Hội Nhạc sỹ Việt Nam". Tuy nhiên, lửa tiềm ẩn nguy cơ phá hủy hang. Phó giáo sư Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản, đã từng khuyến cáo: “Nên cấm hút thuốc hoặc cấm lửa trong hang vì mặc dù nồng độ CH4 (methane) vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng vẫn có khả năng gây cháy nổ”.
Ông Trần Tân Văn cũng cho biết, đã có tới 4 loại khí không đạt tiêu chuẩn cho phép. Khí O2 thấp hơn so với nồng độ tự nhiên trong không khí khoảng 21%, cộng với nồng độ CO2 tăng cao cho thấy lượng khách tham quan lớn và hang không bảo đảm thông gió. Các khí SO2, Cl2 cũng cần phải có giải pháp xử lý.
Trước buổi biểu diễn, bà Phạm Thùy Dương, Trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long, cho biết: “Biểu diễn trong hang Đầu Gỗ không phải bây giờ mới có mà cách đây nhiều năm, Carnaval Hạ Long đã tổ chức hòa nhạc giao hưởng trong hang rồi. Hòa nhạc giao hưởng không ảnh hưởng đến cảnh quan và thẩm mỹ trong hang”.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Trần Tân Văn lại không đồng tình với việc đưa người, lửa và âm nhạc vào trong hang một cách thoải mái. Thậm chí, ông còn cho rằng: "Rõ ràng là ban quản lý vịnh cần áp dụng ngay biện pháp giảm nhẹ, thí dụ thông khí, giảm bớt lượng người vào tham quan. Đặc biệt, giảm bớt thời gian du khách lưu lại trong hang".
Buổi biểu diễn hòa nhạc trong hang
Hang động cần được “nghỉ”
Bàn luận về buổi hòa nhạc này, giáo sư Vũ Văn Phái, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, cho rằng đưa người vào hang rõ ràng không có lợi cho bảo tồn. "Ánh sáng điện, nến sẽ ảnh hưởng đa dạng địa chất trong hang. Nó làm cho thạch nhũ khô đi, biến màu mất đẹp. Nó cũng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong hang. Có những động vật như loài dơi, dưới ánh sáng sẽ bị tiêu diệt hoặc bỏ đi".
Chưa kể, nếu như âm thanh, ánh sáng có tác động khó thấy ngay bằng mắt thường thì những việc như buộc dây, treo biển trong hang lại lộ rõ. Dây chằng cho các khung lớn dựng phông sân khấu được níu thẳng vào thạch nhũ.
Giáo sư Vũ Văn Pháo cũng cho rằng, cần hạn chế lượng người tham quan du lịch, cũng như hạn chế tối đa dùng ánh sáng phi tự nhiên trong hang. Thêm vào đó, các hang động này cần được đóng cửa một thời gian trong năm để có thể “nghỉ dưỡng” tái tạo thạch nhũ. Khuyến cáo này đã được ông cùng các nhà nghiên cứu hang động đưa ra tại Hội nghị Việt Nam học 4 năm 2012 với Phong Nha, Kẻ Bàng. Tuy nhiên, hang Đầu Gỗ chưa từng được “nghỉ ngơi” như vậy.
Tại Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - tầm nhìn mới cách đây 2 năm, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho rằng các tổ chức hoạt động du lịch ở đây vừa bán rẻ tài nguyên du lịch, vừa không hiệu quả.
Mới đây, Hạ Long đã có mặt trong “danh sách đen” - danh sách các di sản mà UNESCO khuyến nghị về bảo tồn. Theo đó, UNESCO đề nghị Hạ Long phải thiết lập được hệ thống quản lý toàn diện. Nếu khuyến cáo của các nhà khoa học về âm thanh, hàm lượng các chất khí có hại, về lượng người ra vào hang không được quan tâm đúng mức thì Hạ Long sẽ ra sao?
Bình luận của bạn