Cảnh giác khi dùng lại toa thuốc cũ

Tự ý dùng lại toa thuốc cũ là rất nguy hiểm

Được bồi thường 2,5 triệu đô vì tác dụng phụ của thuốc chữa tự kỷ

12 loại trái cây và rau củ chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất năm 2015

Hoa tam thất - vị thuốc quý cho phụ nữ

Bắt giữ hành khách đi taxi tiêu thụ thuốc lắc

Paracetamol làm tăng nguy cơ đau tim

Có thể xảy ra biến chứng khó lường

BS. Trương Thế Hiệp chia sẻ, khi cơ thể đã dị ứng với một thành phần nào của thuốc mà sau đó vẫn tiếp tục sử dụng loại thuốc này thì có thể xảy ra những biến chứng khó lường. Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ nhất là sự kích ứng, các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như buồn nôn, ói mửa, mẩn đỏ da… cho đến các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng như shock phản vệ.

Đặc biệt, bác sỹ cho biết, nhiều trường hợp đã bị ngộ độc thuốc, shock phản vệ phải đi cấp cứu là do người bệnh sử dụng toa thuốc của người khác hoặc nghe truyền miệng dân gian để tự chữa bệnh thay vì đi khám tại các cơ sở y tế. Hơn nữa, BS. Hiệp cũng cho hay, các loại đông dược đều có tác dụng tốt và không tốt dù sử dụng ngoài da hay đưa vào cơ thể. Nếu sử dụng đông dược không đúng cách như đắp các loại lá cây khi bị rắn, côn trùng cắn cũng có khả năng dẫn đến dị ứng cho cơ thể...

Khi bị dị ứng, ngộ độc thuốc ở thể nhẹ người bệnh cũng có các cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi...), tiếp đó có các biểu hiện bên ngoài như mẩn ngứa, ban đỏ..., mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được. Nặng hơn nữa là biểu hiện của trụy mạch: Khó thở, nghẹt thở, đau quặn bụng, đau đầu, đôi khi hôn mê hoặc vật vã, giãy giụa, co giật...

Đặc biệt, bệnh nhân có thể bị hội chứng Steven Johnson gây thương tổn toàn bộ hệ thống da và niêm mạc như loét môi, tróc da, chảy máu đường tiêu hóa. Bệnh nhân bị hội chứng này sau khi dùng thuốc phải điều trị tại bệnh viện rất lâu vì chứng này khó chữa, chi phí điều trị và nguy cơ tử vong cao.

Dùng thuốc phải theo theo sự hướng dẫn của bác sỹ

Không nên tự mua thuốc điều trị

Dự phòng dị ứng thuốc không phải dễ, nhiều khi ngay cả bản thân thầy thuốc cũng không thể lường trước được phản ứng của từng bệnh nhân đối một loại thuốc nào đó. Vì vậy, cách tốt nhất mọi người không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Người bệnh nên nhớ tiền sử dị ứng thuốc của mình và báo với bác sỹ khi phải chữa bệnh và sử dụng thuốc. Khi có biểu hiện dị ứng thuốc thì phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và báo cho bác sỹ điều trị của mình, để có hướng xử lý và điều trị kịp thời.

Để điều trị dị ứng thuốc, các thầy thuốc thường dùng các loại thuốc kháng histamin (để làm giảm sự ngứa da, nổi mẫn), thoa corticosteroid vào da, các thuốc giãn phế quản để hạn chế những triệu chứng giống suyễn, tiêm epinephrine (adrenaline) để trị shock phản vệ.

Với các trường hợp ngộ độc, cần loại bỏ chất độc bằng mọi cách như bỏ ngay các loại lá đang đắp, nôn ói để thải các loại thuốc đã uống. Khi có bất cứ một biểu hiện bất thường của cơ thể sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào... thì bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà phải đến ngay bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin