Người mắc IBS thường gặp các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi
Hội chứng ruột kích thích ở nam và nữ khác nhau thế nào?
9 điều bác sỹ muốn bạn biết về hội chứng ruột kích thích
9 điều bác sỹ muốn bạn biết về hội chứng ruột kích thích
5 thay đổi cho chế độ ăn ít FODMAPs ai cũng tiêu hóa được
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Hội chứng ruột kích thích (IBS) không phải là bệnh mà là tập hợp một loạt các triệu chứng như đau bụng tái phát, đầy hơi, chuột rút, táo bón hoặc tiêu chảy. Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích có thể phải đối diện với các triệu chứng táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau. IBS là một tình trạng mạn tính, điều này có nghĩa là bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm triệu chứng bệnh nhưng bạn không thể chữa khỏi hoàn toàn nó. Nguyên nhân thực sự gây ra IBS vẫn đang là một bí ẩn.
Thay đổi chế độ ăn uống là cách đơn giản giúp quản lý IBS. Áp dụng chế độ ăn kiêng ít FODMAP có thể giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích. FODMAP là viết tắt của “oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols ”. Thực phẩm FODMAP là các loại carbohydrate, bao gồm đường dễ gây viêm đường tiêu hoá và kém hấp thu vào ruột. .
Thực phẩm FODMAP khiến đường ruột khó hấp thu và có xu hướng hút nhiều nước vào hệ thống tiêu hóa. Chúng cũng có thể lưu lại trong ruột một thời gian dài, từ đó, lên men. Kết quả cuối cùng là người bệnh gặp một loạt các triệu chứng IBS như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy... Các thực phẩm giàu FODMAP mà bạn nên tránh là: Táo, lê, xoài, anh đào, mơ, mật ong, phomai, sữa cua, kem, lúa mì, hành tây, đậu lăng...
Bởi vì cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm FODMAP cụ thể, do vậy khi áp dụng chế độ ăn kiêng ít FODMAP, bạn có thể trải qua 2 giai đoạn.
- Giai đoạn đầu tiên: Giai đoạn này người bệnh sẽ phải loại bỏ tất cả các loại thực phẩm FODMAP cao khỏi chế độ ăn uống trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tuần.
- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, các thực phẩm FODMAP sẽ được đưa trở lại thực đơn một cách từ từ để xác định xem loại nào là nguyên nhân chính. Một khi biết nhóm FODMAP nào gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bạn nên loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống hoàn toàn.
Áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP có thể khiến bạn bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng và chất xơ. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi bắt đầu chế độ ăn kiêng FODMAP.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn