5 thay đổi cho chế độ ăn ít FODMAPs ai cũng tiêu hóa được

Một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn

FODMAPs - chìa khoá cho các chứng bệnh đường tiêu hoá

5 bài tập yoga giúp bạn đối phó với Hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích có nên bổ sung probiotic?

Mẹo hay giúp giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Thuật ngữ FODMAPs là viết tắt của một tập hợp các phân tử thức ăn (Fermentable, Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharide, Polyol). Tất cả đều là những carbohydrate chuỗi ngắn khó tiêu và có thể lên men trong ruột già, gây ra khí đường ruột và cản trở quá trình tiêu hóa. Thay đổi một số thực phẩm trong chế độ ăn có thể làm giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Thay táo bằng việt quất

Táo có chứa hàm lượng cao đường fructose, không tốt cho những người có hội chứng ruột kích thích. Một số loại thực phẩm khác cũng có hàm lượng fructose cao bạn nên tránh bao gồm dưa hấu, quả anh đào, xoài và mật ong.

Các loại quả như việt quất, nho, cam, kiwi là thực phẩm ít FODMAPs 

Những người mắc hội chứng ruột kích thích nên tìm tới các loại trái cây có ít fructose hơn để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Các loại trái cây này bao gồm việt quất (tối đa 20 quả), nho (1 cốc khoảng 175gr), cam (1 quả nhỏ) và kiwi (2 quả nhỏ). Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế lượng tiêu thụ trái cây tổng thể để tránh làm lượng fructose gia tăng khi tiêu thụ nhiều trái cây một lúc.

Thay atiso bằng cà tím

Các loại thực phẩm giàu fructan (một chất tương tự như fructose) cũng là các thực phẩm FODMAPs cao bạn cần hạn chế. Các loại thực phẩm này bao gồm atiso, tỏi, tỏi tây, hành lá, hành tây, một số loại ngũ cốc, các loại hạt và các loại đậu.

Cà tím, bí ngòi, khoai lang,... tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích

Thay vào đó, hãy tìm đến các loại thực phẩm như cà tím, cải rocket (arugula), bí ngòi, khoai lang, rau chân vịt, cà chua, dưa chuột,…

Thay mì Ý thường bằng mì từ quả bí

Mì Ý có chứa hàm lượng cao fructan không tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Một số các loại ngũ cốc khác bạn nên hạn chế bao gồm lúa mì, lúa mạch đen (trong bánh mì) và các loại bánh quy.

Bạn có thể tạo ra món mì Ý cho riêng mình từ quả bí xanh, bí ngòi vì chúng là các loại thực phẩm FODMAPs thấp. Ngoài ra, các loại mì Ý không chứa gluten như mì làm từ hạt quinoa, hạt kê, gạo,… cũng là các lựa chọn tốt để thay thế.

Thay pho mát cottage bằng pho mát mozzarella

Pho mát cottage (pho mát làm từ sữa đã gạn kem) có chứa nhiều lactose – một chất có khả năng gây kích thích dạ dày, đặc biệt là ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Các thực phẩm có chứa hàm lượng lactose cao khác bao gồm sữa, sữa chua và pho mát ricotta.

Bạn nên chuyển sang dùng các sản phẩm từ sữa có lượng lactose thấp như sữa và pho mát không chứ lactose, pho mát mozzarella, pho mát cheddar và pho mát feta.

Thay đậu tây bằng đậu lăng

Các loại đậu tây, đậu nành, đậu đen, đậu gà và đậu Hà Lan là các thực phẩm FODMAPs cao do có chứa nhiều frutan không tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.

Hãy thay các món đậu trong bữa ăn bằng 1/4 cốc (khoảng 50gr) đậu lăng sẽ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn cho bạn.

Vi Bùi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng