Bọ chét trên chuột là trung gian truyền bệnh dịch hạch
Tử vong vì dịch hạch do tiếp xúc với chó bị ốm
Trung Quốc: Cách ly thị trấn 30.000 dân vì dịch hạch
151 người Trung Quốc bị cách ly vì bệnh dịch hạch
Phát hiện dịch hạch thể phổi ở Trung Quốc
Madagascar: Bùng phát dịch hạch thể phổi, 39 người chết
Trên 10 năm nay không phát hiện dịch hạch trên người và lưu hành trên chuột. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang tiến hành giám sát dịch hạch trên chuột tại các cửa khẩu và các vùng có nguy cơ. Đồng thời, để chủ động phòng chống bệnh dịch hạch, không để lan truyền vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh chủ động giám sát căn bệnh này.
Theo đó, Sở Y tế các tỉnh kiểm tra, giám sát dịch hạch trên động vật hoang dã, tập trung giám sát vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, bọ chét) tại vùng có nguy cơ. Phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ y tế đối với người, kiểm tra phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch tại cửa khẩu, khu vực biên giới.
Đồng thời, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo thực phẩm ăn, uống được che, đậy an toàn..., tránh để chuột, bọ chét tiếp xúc, thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét hiệu quả. Trường hợp người dân phát hiện thấy có dấu hiệu nhiều chuột chết khả nghi dịch hạch, đề nghị báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất. Nếu có người nhà, hàng xóm biểu hiện bệnh dịch hạch (sốt, nổi hạch...) phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Chủ động, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc điều trị, hóa chất, phương tiện, nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch.
Theo các chuyên gia WHO, dịch hạch thể phổi là thể bệnh rất nguy hiểm khi vi khuẩn Yersinia pestis xâm nhập qua đường hô hấp và "cư trú" tại phổi. Vi khuẩn truyền từ người sang người qua nước bọt trong lúc hắt hơi. Tỉ lệ tử vong gần như 100% dù được điều trị bằng kháng sinh liều cao.
Bình luận của bạn