Empty
Empty

Tôi đến bệnh viện vào một buổi sáng gần đây và thấy các bác sĩ đang tập trung trong phòng bệnh. Bệnh nhân đang bị khó thở. Anh ấy thở gấp và nông. Đã nhiều ngày nay, chúng tôi đã cân nhắc giữa việc điều trị giảm đau do căn bệnh ung thư phổi của anh ấy mang lại với việc kéo dài sự sống. Điều này thực sự khó khăn.

Đêm qua, tình trạng sức khỏe của anh ấy trở nên tồi tệ hơn. Gia đình anh ấy, những người đang cố gắng vật lộn với cái chết không thể tránh khỏi của anh ấy, đã có một kế hoạch dự kiến và tôi cần đảm bảo rằng, vợ anh ấy hiểu được điều gì sắp xảy ra.

Tôi vào phòng, giải thích với người vợ rằng, nếu chúng tôi đặt nội khí quản, như cô ấy quyết định đêm qua, chúng tôi sẽ phải cho anh ấy dùng thuốc an thần. Nhưng, khi những người họ hàng của gia đình cô ấy, tới Boston từ khắp nơi trên cả nước, nếu chúng tôi rút ống nội khí quản ra, anh ấy sẽ chết trong giấc ngủ. Chúng tôi sẽ không thể để anh ấy tỉnh lại, bởi làm như vậy chỉ khiến anh ấy đau đớn hơn mà thôi.

Nghe tôi nói xong, người vợ sững sờ. Cô ấy hỏi: “Vì sao chồng tôi không thể tỉnh lại?” Tôi giải thích rằng, căn bệnh ung thư của anh ấy đã ở giai đoạn cuối, nếu chúng tôi đánh thức anh ấy vào những phút cuối đời đó, anh ấy sẽ giống như một người bị “chết đuối” trên cạn vậy.

Tôi thấy cô ấy nhìn tôi - vị bác sĩ mà cô ấy chưa từng gặp trước đó, nói với cô ấy những điều mà cô ấy không muốn nghe. Cô ấy hỏi, “Tại sao tôi phải tin cô?” Và sau đó, cô ấy đanh giọng nói, “Tôi không nghĩ là tôi làm được.”

Căn phòng chìm trong im lặng.

Người vợ lục lọi trong túi xách để lấy khăn giấy. Tôi nhìn xuống chân mình. Tại sao cô ấy phải tin tôi nhỉ? Tôi đang đi một đôi giày thể thao khi mặc chiếc quần vải. Tôi tự hỏi, liệu cô ấy có tin tôi hơn không nếu tôi ăn mặc chỉn chu hơn hay trong bộ blouse trắng mà tôi vẫn mặc, hay nếu tôi là nam giới. Tôi không biết. Nhưng mà, mọi việc đang diễn ra trong thời điểm này. Cô ấy không tin tôi.

Câu chuyện trên chỉ là một trong vô vàn những câu chuyện giữa bác sĩ-bệnh nhân hay bác sĩ-người nhà bệnh nhân. Nó phản ánh một thực tế, hệ thống y tế hiện không còn là một tổ chức đáng tin cậy nữa. Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường, nơi niềm tin của công chúng vào hệ thống y tế đang chấp chới. Dường như, sau đại dịch, niềm tin với y học đang bị xói mòn lại càng bị xói mòn hơn.

Trên thực tế, niềm tin của công chúng với các nhà khoa học y tế đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm 2019 đến nay. Phải chăng, là do những người nổi tiếng đã lợi dụng đại dịch để làm tăng tên tuổi của họ? Cũng không hẳn thế.

Thế nhưng, hệ thống y tế phát triển dựa trên sự tin cậy, từ khám bệnh trực tiếp cho tới những bản tin y tế. Sự ngờ vực có thể khiến bác sĩ kiệt sức và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh – hệ quả là kết quả phòng ngừa điều trị bệnh không đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này hoàn toàn có thể tránh được.

Ví như chuyện tỷ lệ mắc bệnh sởi ngày càng gia tăng – phần lớn là ở những trẻ chưa được tiêm phòng hay tiêm phòng không đầy đủ. Hay việc không tuân thủ sàng lọc sớm bệnh ung thư như khuyến nghị khiến tỉ lệ mắc ung thư ở người trẻ (dưới 50 tuổi) tăng lên. Hay là việc từ chối dùng thuốc phòng ngừa, tiêm vaccine khiến mạng sống bị đe dọa.

Empty

Không có giải pháp nào khác cho vấn đề này ngoài việc khôi phục và củng cố niềm tin của cộng đồng với hệ thống y tế. Và đây thực sự là điều mới với nhiều bác sỹ.

Khi chúng tôi học y, chúng tôi không được học về việc xây dựng lòng tin. Những năm đầu làm bác sĩ, tôi hầu như không có sự tin tưởng chắc chắn vào bản thân và thực tế cũng không cảm thấy thoải mái với trách nhiệm dành cho người bệnh. Nhưng gần đây, tôi thấy mình phải suy nghĩ lại. Điều gì sẽ xảy ra khi phần “phù du” này trong mối quan hệ giữa bác sĩ-bệnh nhân biến mất?

Chủ nghĩa hoài nghi về y tế không đơn giản như nhiều người hằng tưởng. Tôi ví dụ như thế này. Chúng ta kê một đơn thuốc cho người bệnh, thông tin về những loại thuốc được kê trong đơn đó công chúng có quyền biết, dựa trên những gì họ biết, họ sẽ tự quyết về rủi ro và lợi ích. Nếu như sự tự quyết này chỉ đơn giản là không uống và không để lại hậu quả gì thì chuyện này cũng không có gì đáng nói. Nhưng nếu sự hoài nghi trở nên nặng nề, người bệnh đưa ra các quyết định nguy hiểm, thì khi đó, người gánh chịu hậu quả không chỉ có người bệnh. Và khi, phản ứng của các bác sĩ, là sự thất vọng thì lại càng đẩy người bệnh ra xa chúng ta hơn.

Niềm tin đôi khi có thể được sửa chữa bằng cách trình bày rõ các sự kiện và số liệu, nhưng nó không chỉ dừng lại ở việc giải thích các con số. Chúng tôi nói với bệnh nhân những điều về cơ thể mà họ không nhìn thấy được. Chúng tôi khuyên họ nên thay đổi lối sống và dùng thuốc để điều trị hoặc ngăn ngừa các vấn đề có thể không được cảm nhận. Các bác sĩ phẫu thuật đề cập đến cái được gọi là hợp đồng phẫu thuật: ý tưởng rằng khi mọi người đồng ý phẫu thuật có nghĩa là họ đang cho phép bác sĩ phẫu thuật làm cho họ bệnh nặng hơn - mổ xẻ họ - để giúp họ khỏe hơn. Sự tin tưởng đó phải được xác nhận.

Trong trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân không có quyền lựa chọn người để tin tưởng và các quyết định y tế phải diễn ra nhanh chóng, thậm chí chỉ trong vài phút. Vì vậy một phần công việc của chúng ta là xây dựng mối quan hệ một cách nhanh chóng. Điều đó trở nên khó khăn hơn, thậm chí là không thể, khi chúng ta bước vào đỉnh điểm của một cuộc khủng hoảng y tế và nhận ra rằng mọi niềm tin mà bệnh nhân của chúng ta từng có từ lâu đã bị xói mòn. Nhiều bệnh nhân của chúng tôi bắt đầu hành trình chữa bệnh với mong muốn tin tưởng vào bác sĩ của mình. Nhưng rồi hệ thống y tế mà họ muốn tin tưởng đã thất bại, theo những cách nhỏ hay lớn, từ việc không thể liên hệ được với bác sĩ, nằm dài chờ đợi trong một phòng bệnh đông đảo những người mặc blouse qua lại nhưng không ai dừng lại để xem họ bị làm sao…

Empty

Trong y học, chúng ta nói về ý tưởng ra quyết định chung, trong đó các quyết định y tế được đưa ra bởi bác sĩ và bệnh nhân, trái ngược với sự chỉ định của nhiều năm trước. Là bác sĩ, chúng tôi không bảo bệnh nhân phải làm gì - thay vào đó chúng tôi cung cấp cho họ thông tin cần thiết để họ chọn con đường phù hợp với mình.

Đối với tất cả các khóa đào tạo của chúng tôi, kiến thức y khoa của chúng tôi sẽ vô ích nếu bệnh nhân của chúng tôi không sẵn lòng hoặc không thể tin vào những gì chúng tôi cung cấp. Và đó không phải là lỗi của bệnh nhân. Đây là lỗi của một hệ thống không xứng đáng với niềm tin của bệnh nhân chúng ta.

Đó là lý do tôi ở trong căn phòng đó, vào sáng sớm hôm đó, cùng với vợ của bệnh nhân, sự hoài nghi của cô ấy và sức nặng của quyết định đang đè nặng lên chúng tôi. Tôi biết rất ít về cô ấy. Tôi không biết về cô ấy hoặc những tương tác của cô ấy với hệ thống y tế. Tôi không biết câu chuyện về việc chẩn đoán và điều trị của chồng cô ấy, hay liệu anh ấy có phải vật lộn để tìm kiếm sự chăm sóc cho căn bệnh ung thư của mình hay không. Trong hệ thống rạn nứt của chúng tôi, tôi vừa gặp cô ấy vào ngày hôm đó. Tôi không có cách nào để khiến cô ấy tin tưởng tôi, ngoại trừ việc ngồi với cô ấy, cho cô ấy chút thời gian với chồng cô ấy. Và hy vọng rằng bất kể chuyện gì xảy ra trước đó, cô ấy sẽ chọn tin vào những gì tôi đang nói với cô ấy.

Tôi không chắc cô ấy tin vào điều gì, nhưng cô ấy đã chọn không đặt nội khí quản. Dù sao thì chồng cô vẫn sống cho đến khi những người còn lại trong gia đình anh ấy đến. Và khi anh ấy chết, họ ra đi không một lời nói, mang theo những túi đồ đạc của anh ấy và - tôi chỉ có thể hy vọng - niềm tin rằng chúng tôi đã làm điều tốt nhất có thể.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ