Rạn da có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào
Một số biện pháp tự nhiên chống rạn da cho mẹ bầu
Đang cho con bú, có điều trị rạn da được không?
Đẩy lùi rạn da bằng cách nào?
Rạn da sau sinh phải làm sao?
Bác sỹ cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh - Phó khoa Sản, Bệnh viện Vinmec, cho biết:
Chào bạn!
Tôi hiểu và thông cảm với nỗi lo lắng của bạn, vì theo quan niệm của nhiều người, rạn da chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai, do đó những cô gái còn trẻ như bạn sẽ thấy rạn da là điều “bất thường”. Chính lối suy nghĩ đơn giản đó đã khiến rất nhiều cô gái trẻ lo lắng, thậm chí là tự ti, mặc cảm khi vết rạn xuất hiện ở vùng da dễ nhận biết như bụng, đùi, chân. Tuy nhiên, quan niệm này có phần chưa đúng, rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt gãy gây nên hiện tượng da mềm nhão và xuất hiện vết rạn nứt. Rạn da cũng có thể gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi cơ thể nhất là trọng lượng.
Vết da bị rạn được hình thành qua 2 thời kỳ. Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, tím có hoặc không kèm theo ngứa tại chỗ. Thời kỳ thứ 2 da chuyển sang màu trắng và hình thành các đường rạch lõm (vết rạn).
Ngoài nguyên nhân thay đổi cân nặng, thủ phạm gây vết rạn da có thể do hormone. Những thay đổi về hormone trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên vết rạn da mạnh. Rạn da cũng có yếu tố di truyền, nếu người mẹ bị thì con gái cũng bị. Rạn da không phải là bệnh nên bạn không nên lo lắng.
Để ngăn ngừa rạn da, bạn nên áp dụng những biện pháp sau:
- Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể tăng cân trong thời gian ngắn
- Chế độ ăn uống hợp lí và bổ sung nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Rau xanh và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
- Thường xuyên tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc.
Nếu da rạn nhiều, bạn có thể thoa các loại kem chống rạn da. Tuyệt đối không dùng kem bôi corticoid vì các thuốc này làm vết rạn da nhiều hơn.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn