Hô hấp ở trẻ đang là bệnh chiếm số lượng nhập viện đông nhất
Trẻ bị lạm dụng tình dục có thay đổi gì về thể chất, tinh thần?
Can thiệp dinh dưỡng đối với việc tăng trưởng khỏe mạnh và ăn uống đa dạng ở trẻ em
Muốn trẻ thông minh, học tốt - đừng bỏ qua bữa sáng
Cha mẹ cần biết gì về tình trạng rung nhĩ của con?
Bệnh ở trẻ gia tăng
Ôm cậu con trai hơn 3 tuổi, chờ đến lượt gặp bác sĩ tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, chị Nguyễn Thị Thoa (29 tuổi, ngụ tại Bình Dương) cho hay: Cuối tuần trước, tranh thủ những ngày nghỉ, gia đình đưa bé đi tắm biển nhưng gặp thời tiết nắng nóng, bé vui đùa đổ mồ hôi nên phải tắm nhiều lần.
Khi trở về nhà, bé bắt đầu ho rồi lên cơn sốt, dù đã đưa đến phòng khám tư kiểm tra và lấy thuốc uống nhiều ngày nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm nên chị đưa con đến Nhi Đồng 1.
Tại khoa Tiêu hóa, cháu Phạm Thị Thanh H. (4 tuổi) da xanh xao, nét mặt lừ đừ, lả đi trong vòng tay cha. Anh Phạm Văn Toàn, cho hay trước khi bị bệnh bé đi học, về nhà vẫn ăn uống bình thường nhưng buổi tối bắt đầu nôn ói, đi cầu nhiều lần ra phân loãng. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ xác định cháu bị tiêu chảy cấp. Cùng với con anh Toàn, tại khoa 170 bệnh nhi khác đang phải điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Khu vực Nam Bộ mới bắt đầu vào mùa nắng nhưng nhiều loại bệnh ở trẻ đã gia tăng. Không chỉ bệnh nhân tại TP.HCM mà nhiều tỉnh thành lân cận vì tâm lý lo lắng, cha mẹ đưa con đến bệnh viện tuyến cuối chữa trị khiến các bệnh viện nhi bắt đầu chịu áp lực bệnh đông từ tác động của thời tiết.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, số ca bệnh rục rịch gia tăng từ tháng 2 với khoảng 4 - 5.000 bệnh nhân tới khám mỗi ngày. Trong đó, hàng trăm trẻ phải nhập viện điều trị nội trú. Hiện các loại bệnh như, hô hấp, tiêu chảy, sốt xuất huyết và tay chân miệng đang chiếm số đông.
Tương tự, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày cũng phải tiếp nhận khám cho khoảng 5 nghìn ca bệnh. Trong đó, 20 đến 30% bệnh nhi mắc các bệnh lý về đường hô hấp, 10% mắc các bệnh về tiêu hóa, khoảng 5% mắc bệnh tay chân miệng và rải rác một số ca bệnh thủy đậu.
Cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho trẻ
BS.CKII Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định, dù chưa vào cao điểm của mùa nắng nóng song những biến đổi bất thường trong giai đoạn giao mùa đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Đây cũng là thời điểm phụ huynh còn chủ quan, không lường trước được những tác động của yếu tố thời tiết bất lợi nên chưa chú ý nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Phân tích chuyên môn của BS Hoàng chỉ ra, thời tiết chuyển mùa, nền nhiệt độ gia tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh ở trẻ phát triển. Trẻ rất dễ nhiễm bệnh hô hấp, bệnh viêm da khi đi ngoài trời nắng nóng hoặc nằm máy lạnh, nằm quạt, tắm nhiều, tắm lâu trong nước.
Đây cũng là thời điểm gia tăng của bệnh tay chân miệng và bệnh tiêu hóa khi trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng các món ăn, nước uống chưa được nấu chín. Trường hợp trẻ bị bệnh, nếu phụ huynh phát hiện sớm, đưa đi khám, điều trị kịp thời, trẻ sẽ nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhập viện khi bệnh đã nặng hoặc gặp biến chứng khiến việc điều trị trở nên khó khăn, thời gian nằm viện kéo dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Để hạn chế sự tác động của thời tiết lên sức khỏe con trẻ, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Khi đưa trẻ ra ngoài trong thời tiết nắng nóng, trẻ cần được đội nón, mặc quần áo dài tay, mang khẩu trang. Không nên cho trẻ nằm máy lạnh ở nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài để tránh tình trạng sốc nhiệt. Với những trẻ nằm quạt, phụ huynh không nên mở ở tốc độ gió lớn, không để quạt đứng một chỗ thổi gió thẳng vào người của trẻ.
Thực phẩm sử dụng chế biến cho trẻ phải là đồ tươi, đảm bảo chất lượng, ưu tiên nhiều rau củ quả trong khẩu phần ăn, thức ăn nước uống phải được nấu chín. Tuyệt đối không cho trẻ ăn chung chén, muỗng hoặc dùng thức ăn đã cũ có mùi vị ôi thiu để tránh các bệnh về đường tiêu hóa.
Lau nền nhà nơi trẻ vui chơi sinh hoạt bằng, rửa đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà bông dưới vòi nước sạch cho trẻ và người trông giữ trẻ là biện pháp cần thiết để tránh nhiều loại bệnh truyền nhiễm.
Cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi chích ngừa những loại bệnh đã có vaccine dự phòng. Trường hợp bé có biểu hiện bất thường về sức khỏe, phụ huynh cần đưa đi kiểm tra sớm để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những diễn tiến nguy hiểm có thể xảy ra.
Bình luận của bạn