Cha mẹ cần biết gì về tình trạng rung nhĩ của con?

Cha mẹ nên chú ý tình trạng rung nhĩ, rối loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ

Nghiên cứu trái tim người để cải thiện điều trị rung nhĩ

Quản lý rung nhĩ giúp phụ nữ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Các cách làm giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ

Rung tâm nhĩ và các nguy cơ biến chứng bạn cần cảnh giác

Rung nhĩ ở trẻ em

Dù hiếm xảy ra, trẻ nhỏ vẫn có thể mắc rung nhĩ do di truyền, dị tật tim bẩm sinh hoặc do biến chứng phẫu thuật.

Rung nhĩ ở trẻ nhỏ xảy ra khi các tín hiệu điện tim bị rối loạn. Các tín hiệu điện xuất phát từ các điểm khác nhau trên cơ tâm nhĩ, khiến tâm nhĩ rung lên gây rối loạn nhịp tim. Tình trạng này khiến cho tâm thất co bóp với tốc độ bất thường, kém hiệu quả.

Trẻ nhỏ có thể bị rung nhĩ do di truyền hoặc dị tật tim bẩm sinh

Dấu hiệu nhận biết rung nhĩ ở trẻ nhỏ

Các bé thường không thể mô tả cảm giác chúng đang trải qua khi bị rung nhĩ. Trong một số trường hợp, các bé có thể không biểu hiện triệu chứng nào. Chính vì vậy, phụ huynh nên cho con đi khám thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm.

Một vài dấu hiệu rung nhĩ bạn có thể chú ý thấy ở bé bao gồm: Bé thường cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là khi tập thể dục; nghe thấy tiếng trống ngực của bé hoặc bé kêu đau tức ngực; trẻ bị khó thở; ngất xỉu, choáng váng.

Các xét nghiệm chẩn đoán rung nhĩ

Các bác sỹ có thể thực hiện một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán rung nhĩ cho bé:

Kiểm tra điện tâm đồ, điện sinh lý tim... giúp chẩn đoán rung nhĩ cho trẻ

- Điện tâm đồ: Đây là một xét nghiệm không xâm lấn, nhằm theo dõi và ghi lại các tín hiệu điện tim.

- Điện sinh lý tim: Các bác sỹ sẽ sử dụng một ống (hoặc dây) nhỏ, mỏng, đưa qua tĩnh mạch vào tim. Biện pháp này giúp các bác sỹ xác định vị trí gây ra rối loạn nhịp tim cho trẻ.

- Kiểm tra căng thẳng: Biện pháp này giúp ghi lại cách trái tim hoạt động khi trẻ đang vận động.

- Máy đo nhịp tim: Trẻ sẽ được đeo một thiết bị nhỏ trong vòng 24 giờ - 1 tháng, nhằm phát hiện bất cứ rối loạn nhịp tim nào.

Các biện pháp điều trị rung nhĩ cho trẻ nhỏ

Tùy vào tình trạng bệnh, trẻ có thể được kê thuốc kiểm soát nhịp tim, sốc điện hay chỉ định phẫu thuật.

Trong trường hợp sử dụng thuốc không có hiệu quả, các bác sỹ có thể thực hiện sốc điện cho bé nhằm chuyển hướng rối loạn nhịp tim sang nhịp điệu bình thường. Biện pháp này sẽ được thực hiện khi bé được gây mê nhẹ.

Phẫu thuật triệt đốt rối loạn nhịp tim ít được thực hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp rung nhĩ nặng, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật cho bé.

Vi Bùi H+ (Theo Myafibexperience)

Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương, giúp ổn định nhịp tim và làm giảm trống ngực, mệt mỏi cho trẻ bị rung nhĩ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch