Phụ nữ mang thai không nên sử dụng aspirin trừ khi được bác sỹ kê đơn
Có tiền sử đột quỵ có nên uống aspirin để phòng bệnh?
Mỡ máu cao, có nên dùng aspirin cùng thuốc khác không?
Uống aspirin có thể ngăn ngừa ung thư buồng trứng?
Không có nguy cơ đau tim có nên dùng aspirin?
Bác sỹ Yvonne S. Butler Tobah - Bác sỹ sản phụ khoa tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Aspirin hay còn được gọi là acid acetylsalicylic (ASA) là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Thông thường, aspirin không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai trừ khi họ đang gặp một số vấn đề y tế.
Đôi khi việc sử dụng aspirin liều thấp từ 60 đến 100 miligam (mgr) mỗi ngày được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai bị sảy thai tái phát, rối loạn đông máu và tiền sản giật. Tuy nhiên, việc sử dụng aspirin liều cao có thể gây ra nhiều rủi ro khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn mang thai.
Trong 3 tháng đầu tiên, sử dụng aspirin liều cao có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Trong 3 tháng cuối của thai, uống aspirin liều cao sẽ làm tăng nguy cơ đóng ống động mạch sớm trong tim thai nhi. Sử dụng aspirin liều cao thời gian dài trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong não của trẻ và làm tăng nguy cơ chảy máu ở mẹ.
Nếu cần dùng aspirin trong thai kỳ thì bác sỹ điều trị cho bạn cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bạn và em bé. Nếu bạn cần dùng thuốc giảm đau khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sỹ về các lựa chọn giảm đau khác. Bác sỹ của bạn có thể đề nghị bạn sử dụng acetaminophen thay vì aspirin.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn