Phomai có thể làm bé bị béo phì nên mẹ cho bé ăn với liều lượng hợp lý
Bữa tiệc khoai tây bỏ lò cho tối cuối tuần gọn nhẹ
Mẹ thiếu sữa, có nên cho bé ăn dặm sớm?
Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Thực phẩm "siêu tốt" cho bé ăn dặm
Chào bạn!
Phomai là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với trẻ nhỏ. Không chỉ có mùi vị hấp dẫn, phomai còn chứa nhiều protein, calci, kẽm, phospho, magne, vitamin A, B2, B12... lại dễ kết hợp, chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn cho bé yêu. Khi trẻ bước sang độ tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi), các mẹ hãy bổ sung cho con thêm loại thực phẩm mới này.
Tuy nhiên con bạn mới 6 tháng tuổi, do đó bạn nên chọn loại phomai thích hợp; Phomai có hàm lượng chất béo dưới 20%; Bạn cũng nên cho trẻ ăn từng chút một và quan sát xem trẻ có bị dị ứng hay không và bạn cần lưu ý là đây chỉ là thực phẩm bổ sung không thể thay thế sữa mẹ và chế độ ăn dặm của trẻ. Ăn phomai thường khiến bé đầy bụng nên bạn hạn chế việc cho bé ăn trước khi đi ngủ. Đồng thời, nên cho bé ăn lúc đói để phomai phát huy hết tác dụng và tránh tình trạng khó ngủ, đầy bụng.
Cách thêm phomai vào đồ ăn dặm của trẻ thường được các mẹ áp dụng là nấu chung phomai với bột/cháo của bé. Khi bột/cháo chín, tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 80 độ C rồi cho lượng phomai phù hợp với bé vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phomai không bị biến chất và mất chất. Khi nấu chung phomai với bột, cháo của bé, bạn nên chọn những thực phẩm phù hợp với vị phomai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền...
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
PGS.TS Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Bình luận của bạn