Thực phẩm "siêu tốt" cho bé ăn dặm

Cho bé ăn dặm đúng cách để bé phát triển tốt nhất

Ăn dặm kiểu Nhật giúp mẹ "nhàn tênh"

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

5 bước tập ăn dặm "chuẩn" cho bé

Ăn dặm với nước mía, chiêu "độc" ít mẹ biết

Bí ngô: Bí ngô mềm, dễ dàng xay nhuyễn và mùi vị thơm ngon nên rất thích hợp cho bé. Hơn thế nữa trong bí có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như chất xơ, beta - carotene, protein và kali. Nếu bé đã quen ăn dặm rồi thì cha mẹ có thể xay chung bí ngô hoặc nấu cháo với thịt lợn hoặc gà. Lưu ý: Chỉ nên cho bé ăn tối đa 1 ngày 1 bữa với bí ngô vì ăn nhiều da trẻ dễ bị vàng. 

Bơ: Bơ chứa nhiều omega-3 giúp xây dựng tế bào, điều tiết chức năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra quả bơ còn chứa lượng protein cao nhất so với tất cả các loại quả khác. Cách chế biến bơ cũng khá đơn giản, chỉ cần chọn quả chín bỏ vỏ, hạt rồi nghiền nhuyễn cho bé ăn. Mẹ có thể trộn bơ cùng các loại sữa tươi, sữa chua, váng sữa hoặc một số loại quả khác để tăng thêm sức hấp dẫn.

Chuối: Chuối chứa nhiều carbohydrate. Chuối cũng là loại quá giàu chất xơ nên là một thực phẩm dễ tiêu hóa. Khi cho bé ăn chuối, mẹ hãy chắc chắn rằng chuối đã chín và hãy nghiền kỹ trước khi cho bé ăn.

Sữa chua: Bé 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua. Sữa chua rất giàu calci và vitamin D nên cũng giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng. Ngoài ra, sữa chua có thể giúp điều chỉnh lượng vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.

Thịt: Thịt là nguồn cung cấp kẽm và sắt vô cùng quan trọng. Từ hơn 6 tháng trẻ có thể làm quen với những loại thực phẩm từ thịt: Thịt lợn, bò, gà. Mẹ hãy nghiền nhuyễn thịt trước khi cho bé ăn. 

Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C tự nhiên, chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé ở tuổi ăn dặm, mẹ nên vắt lấy nước các loại quả này cho bé uống hàng ngày. Khi bé lớn hơn một chút, nên bóc tách múi cam, quýt thành từng miếng nhỏ, cho bé ăn dần để bổ sung chất xơ cho cơ thể bé.

Các loại rau có màu xanh đậm: Rau dền xanh, rau cải xoăn và các loại rau lá xanh đậm khác có chứa nhiều sắt và acid folic. Khi chế biến rau cho bé, nên lựa chọn những lá xanh non, hấp chín rồi xay nhuyễn với cháo. Lưu ý: Chỉ nên cho bé ăn rau nhà tự trồng hay có nguồn gốc đảm bảo để tránh những tác động không tốt từ thuốc trừ sâu, chất bảo quản gây hại cho sức khỏe của bé.

Không cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Thời gian nào để bắt đầu cho trẻ ăn dặm cũng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Việc mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) là không hợp lý bởi giai đoạn này cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Còn nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) thì trẻ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, chậm tăng trưởng. Thời điểm thích hợp để cho trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 4  –  6 tháng. Hầu hết các trẻ đều bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Mẹ nên dựa vào thể chất của con để lựa chọn thời điểm ăn dặm hợp lý.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ