Có nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp?

Tuyến cận giáp là 4 tuyến nhỏ nằm ở cổ, gần bên tuyến giáp

Người bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?

Tại sao bạn bị rối loạn nhịp tim và làm sao để kiểm soát bệnh?

U nhầy eo tuyến giáp có nguy hiểm không?

5 lời khuyên giúp giảm các vấn đề tuyến giáp trong thai kỳ

Robert-Ashley - Giáo sư y khoa của Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời

Chào bạn!

Như tên gọi của chúng, tuyến cận giáp là những tuyến nằm bên cạnh tuyến giáp. Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp. Tuyến cận giáp điều chỉnh nồng độ calci và kali trong máu thông qua hormone tuyến cận giáp (PTH). Hormone tuyến cận giáp được sản xuất với số lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ calci, phospho và vitamin D. Khi nồng độ calci trong cơ thể tăng lên, mức hormone tuyến cận giáp sẽ giàm và ngược lại khi các hormone tuyến cận giáp tăng, mức độ calci trong máu cũng tăng. 

Bệnh cận giáp chủ yếu là sản xuất quá mức hormone tuyến cận giáp (cường tuyến cận giáp - hyperparathyroidism) do những khiếm khuyết ở tuyến cận giáp. Có 3/1000 người bị mắc bệnh cận giáp và phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Cường tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) là bệnh cận giáp thường gặp. 

Cường tuyến cận giáp khiến các tuyến cận giáp bị mở rộng. Hầu hết các triệu chứng cường tuyến cận giáp không rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện ngẫu nhiên sau khi xét nghiệm vì calci trong máu cao. Ngoài calci trong máu cao, người bệnh bị bệnh cận giáp cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, chán nản, buồn nôn, khát nước, tăng tiểu tiện, sỏi thận, đau xương và rối loạn tâm thần. Đáng chú ý, những người mắc bệnh này có nguy cơ bị gãy xương cao gấp 2 - 3 lần so với những người bình thường. Khi cường cận giáp nặng lên, mức độ calci trong máu có thể tăng rất cao và khiến bạn bị lú lẫn, thậm chí hôn mê. Trong những trường hợp nghiêm trọng như vậy, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. 

Phẫu thuật tuyến cận giáp cũng được chỉ định nếu nồng độ calci trong máu cao hơn 1mg/dl; Người bị loãng xương; Người bị sỏi thận hoặc rối loạn chức năng thận; Người dưới 50 tuổi. Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng sẽ được cải thiện và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc phải các tổn thương ở thận, tim, xương do tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Tuy nhiên, nếu nồng độ calci chỉ tăng nhẹ thì người bệnh không nhất thiết phải phẫu thuật. 

Khi phẫu thuật tuyến cận giáp, bác sỹ sẽ phải xác định được tuyến cận giáp nào sản xuất quá nhiều hormone cận giáp. Điều này thường được thực hiện thông qua hệ thống SPECT và siêu âm. Sau khi xác định tuyến cận giáp gây bệnh cường tuyến cận giáp, bác sỹ phẫu thuật sẽ rạch một vết nhỏ trên cổ và cắt bỏ những tuyến cận giáp bị phình to.

Tuy nhiên, khi mức độ hormone tuyến cận giáp cao được gây ra bởi nhiều tuyến cận giáp hoặc tìm thấy những bất thường khác về tuyến giáp thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về những rủi ro khi phẫu thuật. Ngoài ra, nồng độ calci trong máu cũng có thể suy giảm đáng kể sau khi phẫu thuật, vì vậy người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi mức độ  calci. 

Không phải ai cũng nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp, do vậy, khi mắc bệnh, bạn có thể dùng các loại thuốc như Cinacalcet để làm giảm nồng độ calci và bisphosphonates và cải thiện mật độ xương. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe

Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị