Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu

Để bảo vệ loài gấu khỏi nguy cơ tuyệt chủng, chúng ta hãy thay thế mật gấu bằng những cây thuốc vị thuốc để chữa bệnh

Bài thuốc điều trị các bệnh về gan từ cây cà gai leo

Bài thuốc chữa xương khớp của "Thần y" đất Hà Tĩnh

Bài thuốc chữa bệnh từ nghệ đen

Những bài thuốc dân gian cho người mất ngủ lâu ngày

Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc quý

Cây quế

- Bộ phận dùng: Vỏ thân gọi là Nhục quế, vỏ cành gọi là Quế chi, đầu nhọn cành gọi là Quế chi tiêm.

- Tính vị, quy kinh: Vị cay, ngọt, tính nóng; Quế chi càng cay, nóng; mùi thơm; Vào các kinh: Tâm, can, thận, bàng quang.

- Tác dụng: Quế chi có tác dụng giải biểu tán hàn, chỉ thống. Nhục quế có tác dụng ôn trung tán hàn, tán ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh.

Quế là một trong những vị thuốc quý có tác dụng thay thế mật gấu

- Công dụng: Chữa chấn thương tụ huyết, bế kinh, thống kinh, ngoại cảm phong hàn, đau bụng, ỉa chảy do lạnh, đau khớp, đau lưng, đau vùng ngực do lạnh hoặc huyết ứ.

- Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 2 - 6gr hãm với nước sôi để uống hoặc 4 - 12gr dạng thuốc sắc, có thể ngâm rượu để uống.

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Cỏ mật gấu

- Bộ phận dùng: Toàn cây

- Tính vị, quy kinh: Có vị đắng, tính mát; Vào các kinh: Can, tâm, thận.

- Tác dụng: Tán huyết ứ, thanh nhiệt và lợi tiểu.

Cỏ mật gấu có tác dụng tán huyết ứ, thanh nhiệt và lợi tiểu

- Công dụng: Chữa tụ máu do chấn thương, vàng da, viêm đường mật.

- Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 16 - 32gr, dạng thuốc sắc.

Bạch chỉ

- Bộ phận dùng:  Rễ củ gọi là Bạch chỉ.

- Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính bình; Vào các kinh: Phế, tâm, bang quang.

- Tác dụng: Hoạt huyết, bài nùng, sinh cơ, khư phong, chỉ thống. Gần đây, người ta biết được tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.

Bạch chỉ chữa cảm sốt, nhức đầu, mụn nhọt, viêm tuyến vú...

- Công dụng: Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, mụn nhọt đang mưng mủ, viêm tuyến vú, đau răng phong thấp nhức xương, khí hư bạch đới, chảy máu cam.

- Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12gr, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đại hoàng

- Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ gọi là Đại hoàng.

- Tính vi, quy kinh: Đại hoàng có vị đắng, tính hàn; Vào các kinh: Tâm, can, đởm, đại tràng.

- Tác dụng: Tan ứ máu, hạ hỏa, giải độc, thông đại tiện, tiêu tích trệ.

Đại hoàng cũng là một trong những cây thuốc có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, tán huyết... và có tác dụng thay thế mật gấu

- Công dụng: Chữa táo bón, đau bụng, bí đại tiện; Chữa bị thương, ứ máu, sưng tấy; Vàng da do viêm gan, tắc mật, hắc lào.

- Liều dùng: Ngày dùng từ 8 - 12gr dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Bài viết được trích từ cuốn “Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu” của Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á nhằm khuyến khích việc bảo tồn các loài gấu Việt Nam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khai thác, buôn bán và sử dụng mật gấu.
Bảo Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất