Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến tham dự tại hội thảo - Ảnh: DUY THANH
Để duy trì đường huyết ổn định, hãy ăn thực phẩm sau!
Chuyên gia tiết lộ cách dùng dinh dưỡng để chiến thắng bệnh ung thư
Cứ 6 trẻ dưới 2 tuổi thì có 5 trẻ bị suy dinh dưỡng
Dự hội thảo có khoảng 150 đại biểu đến từ Bộ Y tế và 34 đơn vị là các sở y tế, bệnh viện, trường đại học, cao đẳng y tế ở khu vực miền Trung - Tây nguyên.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Viết Tiến - thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết bộ đánh giá dinh dưỡng - tiết chế lâm sàng là một khâu hết sức quan trọng trong điều trị người bệnh.
Nhiều bệnh viện chưa chú trọng đúng mức
“Ai cũng ý thức ăn uống, dinh dưỡng là cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh. Đối với người dân, ăn uống là phòng bệnh, còn đối với bệnh nhân, ăn uống là để trị bệnh. Rất nhiều bệnh lý gây ra do chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống chưa đúng, chưa hợp lý. Do vậy, từ cuối năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành thông tư về tiết chế dinh dưỡng ở bệnh viện, yêu cầu các bệnh viện phải có khoa dinh dưỡng, nhưng đến nay việc thực hiện chỉ đạo này chưa nghiêm túc” - ông Tiến thẳng thắn.
Theo ông Tiến, phải xem vấn đề tiết chế dinh dưỡng là công tác phòng bệnh, khám và chữa bệnh tại VN. Bộ Y tế sẽ vào cuộc quyết liệt, tích cực hơn và sẽ có đánh giá, chế tài nghiêm khắc đối với các bệnh viện lơ là, chưa chú trọng vấn đề này trong công tác khám, chữa bệnh.
Cùng quan điểm, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế - cho hay qua khảo sát của cục về năm tiêu chí hoạt động dinh dưỡng trong các bệnh viện toàn quốc thì thấy phần lớn đều không đạt được.
Cụ thể, 78,6% bệnh viện chưa đạt mức tối thiểu về thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện, 61,3% bệnh viện chưa bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế, 74% bệnh viện chưa cung cấp được chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý người bệnh…
Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại hội thảo - Ảnh: DUY THANH |
Sớm đào tạo chuyên gia dinh dưỡng trong bệnh viện
Cũng đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện, PGS.TS Lê Danh Tuyên - viện trưởng Viện Dinh dưỡng VN - cho rằng bệnh nhân cần được sàng lọc dinh dưỡng hoặc nguy cơ dinh dưỡng ngay khi nhập viện, từ đó bệnh viện xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng thích hợp, bao gồm cung cấp chế độ dinh dưỡng điều trị.
“Trong bệnh viện cần có cán bộ được đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng tiết chế, xây dựng biểu mẫu sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng và kế hoạch can thiệp dinh dưỡng. Bệnh viện cũng cần xây dựng nhóm hỗ trợ dinh dưỡng và thực hiện chuẩn dinh dưỡng, xây dựng đơn vị chế biến thức ăn tiêu chuẩn…” - ông Tuyên đề xuất.
Trình bày tham luận tại hội thảo, GS Yasuhiro Kido - giám đốc đào tạo và nghiên cứu khoa học Hội Dinh dưỡng Nhật Bản - nói rằng những vấn đề về dinh dưỡng mà VN đang gặp phải thì trước đây Nhật Bản cũng đã trải qua và người Nhật đã tìm cách để giải quyết. Nhờ có hoạt động dinh dưỡng khoa học mà đến nay người Nhật có tuổi thọ rất cao so với mặt bằng chung thế giới.
“Tôi có hai vấn đề muốn chia sẻ. Một là hướng dẫn và tư vấn về dinh dưỡng cho toàn dân, chỉ khi dân không bệnh thì họ mới không đến bệnh viện. Thứ hai là quản lý đánh giá và theo dõi sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện và bệnh nhân có bệnh mãn tính. Do vậy, đào tạo ra chuyên gia dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho toàn dân là giải pháp quan trọng” - ông Yasuhiro cho hay.
Ông nhìn nhận VN đang rất thiếu nhân lực trong lĩnh vực này, và vì thế hiện Hội Dinh dưỡng Nhật Bản đang phối hợp với Viện Dinh dưỡng VN sớm mở các lớp đào tạo chuyên gia dinh dưỡng tiết chế để khi về bệnh viện họ theo dõi, đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng người bệnh trong bệnh viện.
Bình luận của bạn