Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Bangladesh
Những điều cần biết về dinh dưỡng trong khi mang thai
Sốc: Cứ 3 người thì có một người bị suy dinh dưỡng
Cha mẹ mất quyền nuôi con vì để con bị suy dinh dưỡng
Thai nhi chậm phát triển mẹ phải làm sao?
Người già ăn ít, sút cân, mệt mỏi có phải bị suy dinh dưỡng?
Có đến 50% số trẻ em từ 6 – 23 tháng tuổi không được ăn uống thường xuyên. Ngay cả trong những gia đình khá giả của các nước đang phát triển, rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu dinh dưỡng, theo công bố của UNICEF vào ngày Lương thực thế giới 16/10.
Trong khi đó, theo France Begin – chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF, 2 năm đầu đời là ngưỡng cửa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Việc thiếu thực phẩm dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho sự phát triển của não, xương và cơ thể của trẻ nhỏ.
5/6 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có chế độ dinh dưỡng kém
Sự cải thiện chất lượng và số lượng bữa ăn cho trẻ nhỏ có thể cứu sống 100.000 người mỗi năm, làm giảm chi phí chăm sóc y tế, nâng cao năng suất lao động ở người lớn.
Chất lượng bữa ăn thấp nhất ở khu vực Nam Á và châu Phi hạ Sahara, nơi có tỷ lệ thấp còi cũng ở mức cao nhất – chiều cao trung bình của trẻ em thấp sơn so với độ tuổi của chúng. Dưới 1/3 số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển được ăn đủ các loại thực phẩm. Trong khi đó, phần lớn trẻ em nguy cơ suy dinh dưỡng.
Một điều đáng quan tâm là, có đến 1/3 trẻ em không được ăn dặm khi ngoài 6 tháng tuổi. Vào năm 2000, tỷ lệ này là 50%.
Trong khi đó, các loại thực phẩm “rác” giàu chất béo, đường, muối, ít vi chất dinh dưỡng và protein đang ngày càng phổ biến ở cả nước giàu và nghèo.
Các nghiên cứu được tiến hành tại Senegal, Nepal, Tanzania, Campuchia cho thấy phần lớn trẻ em ăn các loại thực phẩm thiếu lành mạnh, không chỉ ở thành phố, thị trấn mà còn ở khu vực nông thôn.
Bình luận của bạn