“Dám bị ghét”: 3 nguyên tắc để sống hạnh phúc hơn

"Dám bị ghét" cuốn sách hay giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, tự ti

“Bệnh tật ư? Tại sao phải cam chịu”: Bí kíp chăm sóc sức khỏe từ cỏ lúa mì

Cuối tuần, nấu chè nóng ngũ sắc cho ngày Đông không lạnh

Tự sự của trái tim: Thay đổi lối sống để tự cứu lấy chính mình

100 ngàn tỷ vi khuẩn đường ruột đang hoạt động thế nào trong cơ thể bạn?

Cuốn sách tinh hoa khi bạn bị mắc kẹt vào các mối quan hệ xã hội mệt mỏi

“Dám bị ghét” là sự kết hợp của 2 tác giả người Nhật Kishimi Ichiro và Koga Fumitake. 1 người là nhà triết học chuyên nghiên cứu thuyết tâm lý của Alfred Adler, 1 người là nhà văn đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Dưới hình thức một cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và Triết gia, cuốn sách trình bày một cách sinh động và và hấp dẫn những nét chính trong tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler, người được mệnh danh là một trong “ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại”, sánh ngang với Freud và Jung. Khác với Freud cho rằng quá khứ và hoàn cảnh là động lực làm nên con người ta của hiện tại, Adler chủ trương “cuộc đời ta là do ta lựa chọn”, và tâm lý học Adler được gọi là “tâm lý học của lòng can đảm”.

Thông qua 5 đêm đối thoại tranh luận, thẳng thắn cởi mở giữa hai nhân vật, Chàng thanh niên và Triết gia, tác giả đã khéo léo dẫn dắt độc giả trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người được hạnh phúc”.

Học được gì từ sách “Dám bị ghét”?

"Dám bị ghét" là cuốn sách tâm lý học, triết học phân tích những trạng thái của con người

Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể rút ra được 3 nguyên tắc giúp cho cuộc sống trở vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc hơn.

Vứt bỏ nhu cầu được thừa nhận

Vì muốn được bố mẹ khen ngợi mà bạn cố gắng học tập, cũng vì muốn người xung quanh trầm trồ thán phục mà bạn vào trường đại học tốt hay vào làm ở một công ty nổi tiếng. Tất cả các việc này đều là nhu cầu được thừa nhận. Bạn làm chỉ với mong muốn được những người xung quanh khen ngợi.

Tuy nhiên, Adler đã chỉ trích vấn đề này, ông cho rằng đây là một việc rất nguy hiểm. Nếu không ý thức được vấn đề này con người sẽ bị nhu cầu được thừa nhận kiểm soát, đến một lúc nào đó bạn chỉ hành động với mục đích làm hài lòng người quanh. Và bạn sẽ đánh mất dần bản chất của mình và hạnh phúc cũng dần rời xa bạn.

Vậy nhu cầu được thừa nhận có thể vứt bỏ được hay không? Câu trả lời của Adler là bạn cần phải phân biệt vấn đề của bản thân và vấn đề của người khác. Vấn đề của bản thân là con đường bạn chọn và tin rằng mình làm đúng, tốt cho cuộc đời bạn. Đối với những vấn đề đó người khác có thể đánh giá tốt hoặc xấu nhưng đó là ý kiến của họ và bạn không thể thay đổi được. Bạn nên tập trung vào vấn đề của mình là điều quan trọng nhất.

Cuộc sống không phải là cạnh tranh, tất cả đều là bạn

Người luôn đặt mình trong trạng thái cạnh tránh sẽ chẳng lúc nào bình yên trong lòng

Khi nói đến "theo đuổi sự vượt trội", mọi người thường hay nghĩ đến mong muốn được tài giỏi hơn người khác, thậm chí không ngại đạp lên người khác để mình leo cao hơn. Giống như đi lên một cầu thang, vừa đi vừa xô đẩy người khác xuống để tiến lên. Tất nhiên, Adler không đồng tình với thái độ đó. Thay vào đó, ông đưa ra hình ảnh: Trên một mặt phẳng, có người đi trước, cũng có người đi sau. Quãng đường đi được và tốc độ đi của mỗi người khác nhau, nhưng tất cả đều đi trên cùng một mặt phẳng. "Theo đuổi sự vượt trội" phải là tâm lý cần không ngừng phấn đấu để bản thân tiến lên thêm một bước, chứ không phải tâm lý cạnh tranh để vượt lên trên người khác. Và tất nhiên không cần so sánh mình với người khác.

Cảm giác tự ti lành mạnh không sinh ra từ sự so sánh với người khác mà là sự so sánh với "cái bản thân lý tưởng".

Con người không ai giống hệt người nào về mọi mặt giới tính, tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm, ngoại hình cả. Hãy có cái nhìn tích cực về những điểm khác biệt giữa mình với những người khác. Chúng ta không giống nhau nhưng lại bình đẳng với nhau. Chúng ta bước trên một không gian phẳng không tồn tại trục thẳng đứng. Chúng ta bước đi không phải để cạnh tranh với ai. Giá trị nằm ở chính nỗ lực tiến lên vượt qua cái bản thân trong hiện tại.

Nếu đối thủ là người có thể coi là "bạn" thì có lẽ điều đó cũng giúp nâng cao năng lực của bản thân.

Hành động để cống hiến cho những người bạn đó

Khi cuộc đời là những khoảnh khắc nối tiếp, khi cuộc đời chỉ tồn tại “ngay tại đây, vào lúc này” thì ý nghĩa cuộc đời là gì? 

Theo Adler cuộc đời nói chung không có ý nghĩa. Tuy nhiên, bạn có thể mang lại ý nghĩa cho cuộc đời. Khi bạn lựa chọn tự do thì việc hoang mang, lạc lối là điều đương nhiên. Tâm lý học Adler đã đưa ra một “ngôi sao dẫn đường” làm định hướng dẫn đến cuộc đời tự do. Chỉ cần không đánh mất định hướng, kiên định nhằm thẳng hướng đó mà đi thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc.

Cho dù bạn trải qua những khoảnh khắc như thế nào, cho dù có người ghét bạn, chỉ cần không đánh mất ngôi sao dẫn đường là "cống hiến cho người khác", thì bạn sẽ không lạc lối và làm gì cũng được. Hãy cứ sống tự do, ai ghét mình thì cứ để họ ghét.

Không nhìn lại quá khứ, không nhìn về tương lai. Hãy sống từng khoảnh khắc trọn vẹn, như đang khiêu vũ vậy. Không cần ganh đua với ai, cũng chẳng cần đích đến. Cứ khiêu vũ, chắc chắn rồi sẽ tới một nơi nào đó.

Sức mạnh của một con người rất lớn, nếu "bạn" thay đổi, "thế giới" sẽ thay đổi.

Adler đã từng nói: Phải có ai đó đi bước đầu tiên. Dù những người khác không hợp tác cũng chẳng liên quan đến bạn. Bạn cần phải đi bước trước. Đừng nghĩ đến chuyện người khác có hợp tác hay không."

Đây là cuốn sách hay dưới dạng đối thoại giúp bạn đọc có thể hiểu sâu được tâm lý nhân vật hay có thể đóng vai trực tiếp làm chàng thanh niên để chất vấn triết lý của nhà triết gia về cuộc sống. 

Cuốn Dám bị ghét do Nhã Nam phát hành.

Giá bìa: 96.000 đồng.

Tác giả Kishimi Ichiro là nhà triết học, sinh năm 1957 tại Kyoto. Năm 1989 ông bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu triết học và tâm lý học Adler, từng viết tác phẩm Nhập môn tâm lý học Adler.



Tác giả Koga Fumitake là người viết tự do, sinh năm 1973. Sở trường của ông là những tác phẩm đối thoại, vấn đáp. Dựa trên những cuộc đàm đạo với Kishimi Ichiro, anh đã vận dụng thể loại đối thoại trong triết học Hy Lạp cổ điển để viết nên cuộc sách Dám bị ghét.
Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa