“Bệnh tật ư? Tại sao phải cam chịu” giúp người đọc biết tác dụng của cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì và hành trình "không cam chịu" của Ann Wigmore
“Cơ thể ta đã hai triệu năm” cuốn sách hay về sức khỏe bạn không nên bỏ qua
Học cách ăn kiêng, giảm mỡ bụng theo “Cơ thể ta đã hai triệu năm”
Bí quyết sống khỏe trong “Cơ thể ta đã hai triệu năm”
“Bệnh tật ư? Tại sao phải cam chịu” là tác phẩm đầu tay của tác giả Ann Wigmore, kể về chính bản thân bà - một cô bé ốm yếu từ nhỏ - được người bà có tư tưởng thuận tự nhiên chăm sóc, dạy cho cách chữa lành cơ thể bằng các loại cây cỏ và thảo dược.
Sách được chia làm 5 phần với các nội dung:
Phần 1: Những trải nghiệm đầu tiên
Phần 2: Hướng về mục tiêu mới
Phần 3: Những cánh cửa đóng lại và những cánh cửa mở ra
Phần 4: Cỏ lúa mì vì sức khỏe
Phần 5: Hạt nhân được hình thành
Theo tác giả, biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất chính là kiện toàn và tăng cường “độ nhạy” của cơ thể. Trong quá trình tăng “độ nhạy” ấy, mỗi người sẽ nhận thức ngày một sâu sắc hơn về cơ thể của mình và nhận biết các phản ứng của nó trước lối sống mà họ đang áp dụng. Cơ thể liên tục cung cấp cho ta những thông điệp quan trọng dưới mọi hình thức. Những thông điệp ấy đóng vai trò then chốt đối với sự sống còn của chúng ta, đó có thể là nguồn năng lượng hoặc sinh lực dồi dào (kết quả của các phương pháp tăng cường sức khỏe), hoặc đau đớn và bệnh tật (do mất cân bằng). Quan điểm của chương trình Hippocrates là nhằm thiết lập sự cân bằng và sức sống trong cơ thể thông qua những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến chế độ ăn. Bởi vì khi lối sống không thể giúp cơ thể đạt được sức khỏe tức là nó vẫn chưa hài hòa với các mục tiêu và mục đích của cuộc sống.
Qua nhiều năm làm việc, tác giả thấy rằng nhiều người sau một tuần tuân thủ chế độ ăn đơn giản các loại rau quả tươi sống, rau mầm, ngũ cốc, đậu và hạt vỏ cứng, nước ép rau quả,… rất có lợi cho quá trình phục hồi các bệnh tật.
Lợi ích tuyệt vời từ nước ép cỏ lúa mì
Nước ép cỏ lúa mì có tác dụng chữa lành, giảm cơn đau ở người bệnh
Mặc dù hoàn toàn không có ý định từ bỏ các loại cỏ dại quý giá đã thu hút sự chú ý của nhiều người và thực sự nuôi dưỡng tác giả trong suốt 12 tháng qua, nhưng bà vẫn ưu tiên tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng, cách trồng và lợi ích của cỏ lúa mì.
Để mở đầu cho nghiên cứu, bà đã đến trao đổi cùng T.S G.H. Earp - Thomas ở High Bridge, New Bridge, “chuyên gia về cỏ” hàng đầu thế giới để hiểu hơn loại cây cỏ này. Sau cuộc trò chuyện đó, tác giả bắt đầu vào việc gieo trồng hạt giống và sau thời gian chăm sóc bà nhận thấy loại cỏ lúa mì có sức sống mãnh liệt và phát triển rất nhanh.
Từ đó, Ann Wigmore phát hiện ra thứ nước ép giàu chất diệp lục từ lúa mì, đây có thể là một đồ uống giàu dinh dưỡng nhất mà nhân loại từng biết tới. Chất diệp lục được tìm thấy trong lá non của mầm lúa mì mới thu hoạch khi được đưa vào hệ tiêu hóa của con người mỗi ngày sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Thứ dưỡng chất từng bị loại bỏ hoặc thất thoát khỏi nhiều loại thực phẩm - những thực phẩm có thể để được không chỉ vài ngày mà thậm chí vài tuần hoặc vài tháng trời - nay đã có thể lấy lại được. Tuy nhiên, cuốn sách cũng lưu ý rằng, chất diệp lục trong cỏ lúa mì mới thu hoạch, thứ cỏ chưa kịp nhô khấc đầu tiên lên khỏi mặt đất, là loại đồ uống thanh khiết nhất mà mẹ thiên nhiên ban tặng và nó phải dùng khi còn tươi. Còn đối với những loại diệp lục được bảo quản ở dạng đóng chai, viên nhộng hoặc các hình thức khác đang bày bán trên thị trường Mỹ đều đã bị giảm công dụng đi đáng kể.
Để nghiên cứu được chính xác, tác giả đã tiến hành chậm và chắc từng bước. Sau khoảng 3 - 4 tháng trồng cỏ lùa mì trong nhà và chế biến nước ép, tác giả vạch ra kế hoạch có tên gọi “Lộ trình cỏ lúa mì”. Đối tượng tham gia thử nghiệm là những người cao tuổi đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Kết quả đáng ngạc nhiên, chỉ sau vài tuần sử dụng nước ép lúa mì họ thấy những cơn đau và cảm giác khó chịu thuyên giảm. Bà đã giúp vô số người tưởng chừng hết hy vọng sống lấy lại sức khỏe, dù họ mắc các bệnh mạn tính như đa xơ cứng, viêm khớp, đái tháo đường và thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, trong “Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu” tác giả còn viết về cách trồng lúa mì như thế nào, nên để dưới ánh nắng mặt trời hay bóng dâm,... Với quan điểm sống đơn giản: Sức khỏe của mỗi người do chính người đó quyết định. Chính vì vậy, muốn khôi phục sức khỏe, bạn phải tạo cho mình một lối sống lành mạnh và kỷ luật. Trong phương pháp chữa lành Ann Wigmore còn sử dụng sức mạnh tinh thần và tín ngưỡng để khơi dậy khát vọng sống ở người bệnh.
Cuốn Bệnh tật ư? Tại sao phải cam chịu do Thái Hà Book phát hành.
Giá bìa: 99.000 đồng.
Bình luận của bạn