Không hiểu về các xét nghiệm ĐTĐ khiến không ít người bệnh lầm tưởng mình không mắc bệnh
Điều trị đái tháo đường bằng chế độ ăn đặc biệt
Não chậm phát triển vì đái tháo đường
Nhóm máu có quyết định nguy cơ đái tháo đường?
Xét nghiệm đái tháo đường là gì?
Xét nghiệm ĐTĐ hiểu đơn giản chính là đo hàm lượng đường glucozo trong máu để kết luận xem mức đường huyết trong máu của bạn là bao nhiêu và bạn có nguy cơ mắc ĐTĐ hay không.
Mục tiêu ngay trước mắt của nó là thông báo cho bạn biết được mức đường huyết trong cơ thể bạn và từ đó giúp bạn hạn chế những hậu quả rất nguy hiểm do ĐTĐ gây ra như bệnh về thận, mắt và các biến chứng gây ra cho hệ thống các mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, khi kiểm tra đường huyết thường xuyên, còn giúp cho người bệnh biết lý do nào khiến mức độ đường huyết của mình bị biến động (lên hoặc xuống) và giúp bác sỹ điều chỉnh lại mức insulin cho thích hợp (nếu bệnh nhân đang dùng insulin để điều trị).
Mức đường huyết như thế nào là đạt chuẩn?
Kết quả đo mức đường huyết sẽ giúp bạn thấy được “bức tranh toàn cảnh” rằng chế độ ăn uống, tập luyện, việc sử dụng thuốc… đã ảnh hưởng thế nào đến hàm lượng đường glucozo trong máu của bạn.
Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài sau từ 8 - 10 tiếng đồng hồ mà không được nạp năng lượng. Vào những thời điểm khác trong ngày ví như bạn vừa mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Vì thế mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau dựa trên cơ sở những thời điểm khác nhau.
Xét nghiệm đường huyết tại nhà giúp kiểm soát căn bệnh ĐTĐ một cách hiệu quả
Khi mới thức giấc: Mức đường huyết nên dao động từ 90 - 130 mg/dL (khoảng 5 - 7 mmol/L).
Trước khi ăn: Mức đường huyết nên ở mức 70 - 130 mg/dL (khoảng 4 - 7 mmol/L).
Khoảng 1 và 2 giờ sau bữa ăn: Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10mmol/L).
Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết từ 110 - 150mg/dl.
Chú ý: 1 mol tương đương 1,8mg.
Nếu mức đường huyết trong máu cao hơn 150 mg/dL thì đó là dấu hiệu bạn có lượng đường trong máu cao, được biết đến như một biểu hiện của Hyperglycemia – là một điều kiện khi một người có vượt quá đường (glucoza) trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn sẽ có nguy cơ mắc ĐTĐ, dễ dẫn đến những biến chứng mù lòa, thận, tim mạch, hệ thần kinh, cụt tứ chi.
Nếu hàm lượng đường trong máu ở mức 70 hoặc thấp hơn thì đó là dấu hiệu của mức đường huyết áp được biết đến như một hiện tượng hypoglycemia (hiện tượng hạ đường huyết). Khi gặp phải rắc rối này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, tình thần bất an, chân tay bủn rủn, toát mồ hôi, thiếu tỉnh táo, nhức đầu…
Cả hai rắc rối hạ đường huyết và tăng đường huyết đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác sỹ điều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.
Khi nào nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu?
Khoảng thời gian mà bạn nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví như kế hoạch điều trị bệnh ĐTĐ của bạn, loại ĐTĐ mà bạn đang mắc phải và cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.
Nếu bạn sử dụng insulin (cho cả ĐTĐ type 1 và type 2) thì bác sỹ của bạn thường sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm mức đường huyết từ 3 - 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn hoặc trước và sau khi tập luyện, hoặc cũng có thể trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối.
Nếu bạn “khống chế” ĐTĐ type 2 bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết trong cơ thể bạn phải diễn ra thường xuyên hơn.
ĐTĐ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Mức đường huyết bao nhiêu sẽ không bị biến chứng?
Như bạn đã biết có rất nhiều biến chứng có thể xảy đến với bệnh nhân mắc ĐTĐ nếu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh tật. Theo các nhà khoa học thì mức đường huyết lúc đói càng gần mức bình thường bao nhiêu càng hạn chế được các biến chứng mạn tính bấy nhiêu, đặc biệt là các biến chứng mạch máu. Bên cạnh đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn tăng cao cũng là mối đe doạ đối với các bệnh nhân ĐTĐ.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết
Bình luận của bạn