Đau dạ dày khi mang thai, phải làm sao?

Bị đau dạ dày khi đang mang bầu không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

5 sai lầm phổ biến khi điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP

Gạo nếp có thực chữa được đau dạ dày?

Đau dạ dày vì ăn uống thiếu khoa học

Mẹo hay giảm đau dạ dày tại gia

Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà, cho biết:

Chào bạn! Khi mang thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với một số rắc rối không nhỏ trong cơ thể do sự thay đổi sinh lý, nội tiết. Trong đó có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… Để phòng tránh bệnh đau dạ dày tái phát khi mang thai, bạn nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.  

Khi bị đau dạ dày, bà bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Bà bầu cũng nên tránh xa rượu, hạn chế chocolate, tránh đồ uống chứa caffeine... bởi vì chúng làm tăng tiết dịch acid trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày; Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Do đó, bà bầu nên cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Tránh suy nghĩ quá nhiều, gây stress và tuyệt đối không nên thức khuya. 

Nếu bạn đã thử áp dụng các biện pháp trên mà bệnh đau dạ dày vẫn chưa đỡ thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám, điều trị và kê toa thuốc thích hợp. Thông thường, thuốc kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm tetracyclin sẽ được dùng để điều trị, tuy nhiên phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ. Bạn tuyệt đối không tự ý uống thuốc bởi hầu hết các loại thuốc trị đau dạ dày rất dễ gây hại cho sự phát triển của thai nhi. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị