Dấu hiệu và cách xử lý trẻ lên cơn co giật do động kinh như thế nào?
Mối liên hệ giữa hormone giới tính và bệnh động kinh
Nguyên nhân khiến bệnh động kinh trở nặng
Tác động của bệnh động kinh với phụ nữ
Bệnh động kinh có di truyền không?
TS. Steven Schachter – Nguyên Giám đốc Hiệp hội Động kinh Hoa Kỳ, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Tổ chức tư vấn chuyên môn Bệnh động kinh Hoa Kỳ trả lời:
Bạn thân mến!
Động kinh là bệnh lý thần kinh não bộ khiến bệnh nhân lên cơn co giật, tái phát vô cơ. Nó là một trong những rối loạn phổ biến nhất liên quan tới hệ thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và sắc tộc.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh, trong đó phải nhắc đến một sự mất cân bằng hóa chất thần kinh truyền tín hiệu được gọi là dẫn truyền thần kinh, xuất hiện khối u, đột quỵ, dị tật não, rối loạn di truyền, tăng huyết áp, nhiễm trùng, tổn thương não,... hoặc sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Nhiều trường hợp, các bác sỹ không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh động kinh.
Tùy thuộc vào các loại động kinh khác nhau mà mỗi trẻ có thể có mức độ của các triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, những dấu hiệu chứng tỏ trẻ lên cơn động kinh là mí mắt nhấp nháy liên tục, nhìn chăm chăm, môi xanh, tay chân giật mạnh, cơ thể cứng ngắc, trẻ mất ý thức, khó thở/ngừng thở, ngất lịm…
Khi trẻ có những dấu hiệu trên, đầu tiên bạn và gia đình cần thực sự bình tĩnh, nới lỏng quần áo cho trẻ, để trẻ nằm nghiêng ở chỗ an toàn. Lúc này không cho uống thuốc, đè giữ. Bạn có thể chườm lạnh, chườm khăn ướt để hạ sốt, xoa dầu nóng bàn chân, bàn tay của trẻ,.. Sau cơn động kinh có thể lau đờm dãi, thay quần áo, đưa ngay tới bệnh viện trong trường hợp trẻ không có dấu hiệu tỉnh lại, khó thở, bị thương, cơn co giật kéo dài hơn 3 phút.
Việc điều trị động kinh cho trẻ sẽ dựa trên loại động kinh, mức độ, tình trạng bệnh của trẻ.
Mục tiêu điều trị là kiểm soát, ngăn chặn, hoặc giảm tần suất xuất hiện của các cơn động kinh mà không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Các thuốc được lựa chọn sẽ dựa vào loại động kinh, độ tuổi của trẻ, tác dụng phụ, chi phí và sự tuân thủ trong việc sử dụng thuốc.
Thuốc dùng ở nhà thường được dùng bằng đường uống (như viên nang, viên nén, hoặc siro), một số trường hợp thuốc cần đút vào hậu môn, đường mũi, tiêm tĩnh mạch.
Nhắc nhở trẻ uống thuốc đúng giờ và theo chỉ định bác sỹ. Không dừng thuốc đột ngột vì có thể làm tăng cơn co giật hoặc làm các triệu chứng co giật trở nên nghiêm trọng. Lưu ý, tất cả các thuốc có thể có tác dụng phụ, nhớ hỏi kỹ bác sỹ về các tác dụng phụ này, có thể dùng một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị động kinh cho trẻ.
TS. Steven Schachter là tác giả của 70 dự án nghiên cứu liên quan đến phương pháp điều trị chống động kinh.
Ông có hơn 23 cuốn sách viết về bệnh động kinh được xuất bản và biên dịch ra nhiều thứ tiếng. Hiện ông đang là Trưởng ban Biên tập Tạp chí Y khoa Epilepsy & Behavior.
Bình luận của bạn