Mối liên hệ giữa hormone giới tính và bệnh động kinh

Hormone có thể là một trong những yếu tố làm cho cơn co giật của bệnh nhân động kinh gia tăng

Chế độ ăn nào tốt cho trái tim?

Tác động của bệnh động kinh với phụ nữ

Bệnh động kinh có di truyền không?

Người bệnh động kinh khi đi du lịch cần lưu ý những gì?

Hormone ảnh hưởng đến tần suất cơn co giật

Hormone ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản và chức năng sinh lý của cơ thể. Hormone giới tính bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng của não trước khi sinh, sớm nhất là một hoặc hai tháng sau khi thụ thai. Hormone giới tính có thể ảnh hưởng đến sự kích thích của các tế bào thần kinh trong não bộ, do đó ảnh hưởng đến việc kiếm soát các cơn co giật do động kinh. Động kinh ở phụ nữ thường tăng trong thời kỳ mà hormone progesterone thấp. Theo các nhà khoa học, estrogen làm tăng kích thích tế bào thần kinh và progesterone làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh. Điều này cho thấy sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone có thể làm tăng tần suất các cơn co giật. Mức độ progesterone thấp cũng liên quan đến các cơn co giật thường gặp ở phụ nữ và mức độ estrogen tăng cao trong thời gian mãn kinh cũng có thể làm bệnh động kinh trầm trọng hơn.

Có phải tất cả cơn co giật đều xảy ra bởi việc thay đổi hormone?

Hormone không phải là tác nhân trực tiếp gây nên những cơn co giật, nhưng hormone có thể là một trong những yếu tố làm cho cơn co giật của bệnh nhân động kinh gia tăng. Ví dụ, khi bệnh nhân bước vào độ tuổi dậy thì, lúc này cơ thể sẽ có sự thay đổi về hormone một các rõ rệt, lúc này bệnh nhân động kinh thường lên cơn co giật nhiều hơn so với trước thời điểm dậy thì.

Tần suất các cơn co giật của bệnh nhân nữ động kinh gia tăng trong chu kỳ kinh nguyệt

Vì sao cơn co giật thường xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt?

Tần suất các cơn co giật của bệnh nhân động kinh gia tăng trong chu kỳ kinh được gọi là động kinh catamenial. Ở một số phụ nữ, co giật xảy ra thường xuyên trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong những ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự sụt giảm nhanh chóng progesterone xảy ra trước khi hành kinh. Để giải quyết tình trạng này, chị em có thể bổ sung progesterone cho cơ thể để kiểm soát cơn động kinh.

Một số phụ nữ lên cơn co giật nhiều nhất ở giữa chu kỳ của mình, điều này là do sự gia tăng nhanh chóng của hormone estrogen kích thích rụng trứng vào thời điểm này. Một số phụ nữ lên cơ co giật trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, nguyên nhân là do lượng hormone progesterone được sản xuất không đủ hoặc do sự thay đổi hormone có thể làm giảm nồng độ thuốc chống động kinh trong máu. 

Vì sao phụ nữ bị động kinh thường khó có con?

Phụ nữ động kinh bắt đầu ở thùy thái dương của não bộ thường khó có con, do những người này gặp một số vần đề sau: Buồng trứng đa nang, mãn kinh sớm, trứng không rụng… Thùy thái dương được kết nối trực tiếp đến vùng não có chức năng sản xuất hormone và điều chỉnh quá trình rụng trứng. Sự gián đoạn của thùy thái dương do co giật có thể phá vỡ quá trình kiểm soát nội tiết tố của cơ thế.

Bệnh nhân nam động kinh có bị ảnh hưởng bởi hormone?

Sự thay đổi nội tiết tố ở nam thường không rõ rệt và ít được biểu hiện, tuy nhiên, ở nam giới hormone testosterone cũng ảnh hưởng đến chức năng của não và ảnh hưởng đến các cơn co giật. Một số thuốc chống động kinh có thể làm giảm hoạt động của testosterone, điều này có thể khiến bệnh nhân giảm ham muốn tình dục.

Nếu bạn nghi ngờ rằng hormone là tác nhân khiến các cơn co giật bùng phát thì hãy nói chuyện với bác sỹ. Xét nghiệm nồng độ thuốc chống động kinh trong máu và lượng hormone trong cơ thể có thể giúp bạn lý giải nguyên nhân các cơn co giật xuất hiện nhiều hơn. Khi xác định được chính xác nguyên nhân, bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý như thay đổi liều lượng thuốc hoặc bổ sung hormone cho cơ thể.

Động kinh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì có thể giảm được cơn co giật và khả năng khỏi bệnh tương đối cao. Ngoài sử dụng thuốc chống động kinh, bệnh nhân động kinh có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như an tức hương, cao câu đằng… có tác dụng an thần, ổn định điện thế não, ức chế sự hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như phục hồi tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh. 

Thùy Trang (Theo epilepsy) 

Thực phẩm chức năng cốm Egaruta – Giải pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Thành phần: Gaba, An tức hương, Câu đằng, Taurin, Magne
Công dụng: - Dùng kết hợp điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh
- Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật
- Giúp giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác kèm theo các cơn động kinh.
Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 584/2015XNQC - ATTP
**Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin về sản phẩm do nhà phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.
Liên hệ để được tư vấn: 04.3775.9051



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh