Đầy hơi, chướng bụng khiến người bệnh khó chịu
Mẹ bầu nên làm gì để giảm chứng đầy hơi, khó chịu?
Tránh ăn những thứ này để khỏi đầy hơi, chướng bụng
Ăn gì ngay hôm nay để hết đầy hơi chướng bụng?
Đầy hơi là dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng?
Chào bạn!
Chứng đầy hơi, chướng bụng xảy ra do hiện tượng tích tụ nhiều hơi trong dạ dày và ruột. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy hơi:
- Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress có thể bị đầy hơi, trướng bụng nhiều hơn người bình thường.
- Đầy hơi, chướng bụng cũng có thể do bạn bị hội chứng ruột kích thích (IBS) – một chứng rối loạn đường ruột phổ biến với một loạt các triệu chứng trên đường tiêu hóa. 3/4 số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích bị chướng bụng, đầy hơi.
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho chứng đầy hơi, chướng bụng nhưng vì triệu chứng này thường là biểu hiện của IBS nên điều trị IBS có thể giúp làm giảm triệu chứng.
- Tránh các loại thực phẩm khiến bệnh IBS bùng phát: Caffein, nhai kẹo cao su, thực phẩm giàu chất béo, bánh kẹo ngọt...
- Nên bổ sung các loại rau cải, xà lách, rau dền, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc. Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm. Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày (gây co rút dạ dày và các dạng khó tiêu khác).
- Bổ sung Probiotic và Prebiotic: Probiotics là vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong một số thực phẩm lên men như sữa chua, sốt miso. Probiotics giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, còn Prebiotics là nguồn thức ăn cho probiotics, thúc đẩy probiotics phát triển.
Tâm lý trị liệu: Triệu chứng IBS đôi khi trầm trọng hơn do lo lắng hay căng thẳng. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp điều chỉnh lại những suy nghĩ tiêu cực từ đó giúp cải thiện triệu chứng.
Ngoài ra, để giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi bạn có thể massage để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày. Ngoài ra, cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp lý như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.
Khi bị đầy hơi, trướng bụng kéo dài và thường xuyên tái phát cần thiết phải đi khám bệnh để có hướng điều trị cụ thể, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard
Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.
Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.
Bình luận của bạn