Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của tực phẩm chức năng
5 dược thảo ít được biết tới nhưng đầy tiềm năng cho ngành TPCN
Cúc vạn diệp - Nguồn nguyên liệu quý cho ngành TPCN
Thị trường nguyên liệu TPCN: Dự báo đạt 2,5 tỷ USD năm 2020
Thực phẩm chức năng dành cho bà bầu cần chứa những chất nào?
Cùng Health+ điểm lại 6 thực phẩm chức năng, nguyên liệu thực phẩm chức năng tạo được mối quan tâm lớn của người tiêu dùng trong năm 2017:
1. Dầu magne
Magne có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Magne quyết định hàng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể và đóng vai trò chính trong việc tổng hợp serotonin và dopamine. Theo các nhà dinh dưỡng học, magne tuy có sẵn trong nhiều nguồn thực phẩm, nhưng lại khó được hấp thu bởi cơ thể. Trong khi đó, bổ sung magne theo đường uống (dạng viên nang) cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố liên quan tới đường ruột. Nó cũng có thể hoạt động như thuốc nhuận tràng, làm giảm thời gian khoáng chất có thể được hấp thụ trong cơ thể. Chính vì vậy, dầu magne hay magne dạng xịt được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo sử dụng vì nó hấp thu nhanh qua da.
Tìm hiểu thêm về dầu magne TẠI ĐÂY.
2. Muối Epsom
Khác với các loại muối thông thường, muối Epsom không dùng để ăn vì nó có vị đắng, một số người ăn vào có thể gây ra các phản ứng tiêu cực, thậm chí dẫn đến tử vong. Thế nhưng, muối Epsom lại có rất nhiều lợi ích trong chăm sóc sắc đẹp và toàn thân. Do chứa một lượng lớn magne và sulfat nên người ta thường sửu dụng muối Epsom trong các bồn tắm để giúp giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, giảm đau…
Tìm hiểu thêm về muối Epsom TẠI ĐÂY.
3. Vitamin K
Không nổi tiếng như vitamin D hay vitamin C, nhưng gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra những vai trog quan trọng của vitamin K đối với cơ thể. Vitamin K được chia thành 3 loại chính: Vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone) và vitamin K3. Nó thường được gọi là vitamin “đông máu” vì vai trò của nó trong quá trình đông máu của cơ thể. Nó cũng giúp kích hoạt ít nhất 17 protein khác nhau trong cơ thể.
Nhiểu nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin K có thể có lợi cho các vấn đề sức khỏe khác nhau, từ loãng xương, đái tháo đường đến ung thư…
Tìm hiểu thêm về vitamin K TẠI ĐÂY.
4. Tinh dầu hoa anh thảo
Tinh dầu hoa anh thảo (Evening primrose oil) được chiết xuất từ hạt của hoa anh thảo, có hàm lượng omega-6 cao. Tinh dầu hoa anh thảo được biết đến với khả năng hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, hỗ trợ quá trình sinh đẻ thuận lợi, ngăn ngừa vô sinh, trị mụn và nhiều hơn thế nữa.
Tìm hiểu thêm về tinh dầu hoa anh thảo TẠI ĐÂY.
5. Glutathione
Glutathione được gọi là “bậc thầy chống oxy hóa” bởi lẽ khi bạn tăng mức glutathione trong cơ thể, thì điều đó cũng giúp tăng các chất chống oxy hoá khác. Theo BS. Mark Hyman, cơ thể của con người có thể tạo ra glutathione riêng cho mình. Tuy nhiên, các yếu tố như chế độ ăn uống kém, ô nhiễm, chất độc, thuốc men, căng thẳng, chấn thương, lão hóa, nhiễm trùng và phóng xạ… có thể nhanh chóng làm suy giảm chất chống oxy hóa quan trọng này. Chính vì vậy, việc bổ sung glutathione là điều quan trọng để giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Tìm hiểu thêm về glutathione TẠI ĐÂY.
6. Dầu CBD
Loại dầu này đang bùng nổ ở Mỹ với tính năng bảo vệ thần kinh và chống oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chứng minh loại dầu này có thể giảm các chứng đau kinh niên, giảm co giật động kinh, giảm lo lắng và giảm mất ngủ.
Bình luận của bạn