Cúc vạn diệp - Nguồn nguyên liệu quý cho ngành TPCN

Cúc vạn diệp có nhiều màu sắc: Đỏ, trắng, hồng, hồng da cam (salmon) và vàng

Thị trường nguyên liệu TPCN: Dự báo đạt 2,5 tỷ USD năm 2020

Lợi ích của nước ép trái cây, rau củ có đang được "thổi phồng"?

Trái cây họ cam quýt có thể ngăn ngừa sỏi thận!

Sự thật về cây trinh nữ hoàng cung và bệnh ung thư

Đối với mục đích y tế, những bông hoa, lá và thân cây cúc vạn diệp đều được sử dụng. Các bộ phận này rất giàu chất dinh dưỡng và dưỡng chất thực vật phytochemical, đặc biệt là flavonoid và tecpen. Một số các chất flavonoid và tecpen đã được phân lập từ cây cúc vạn diệp bao gồm: Luteolin, apigenin, casticin, centaureidin, artemetin, sesquiterpenoids, paulitin, isopaulitin, desacetylmatricarin và psilostachyin.

Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Food Chemistry cho hay, nếu như các sản phẩm thương mại từ cúc vạn diệp có hàm lượng cao acid béo bão hoa, protein, năng lượng, đường và chất flavonoid, thì cúc vạn diệp hoang dã có hàm lượng cao các carbohydrate, acid hữu cơ, acid béo không bão hòa, tocopherols và acid phenolic.

Để biết cúc vạn diệp có tác dụng gì đối với sức khỏe và cách sử dụng cúc vạn diệp, hãy tìm hiểu trong infographic dưới đây:

Tác dụng phụ tiềm năng khi sử dụng cúc vạn diệp

Khi dùng qua đường uống, cúc vạn diệp có thể có thể gây buồn ngủ và đi tiểu nhiều. Nếu da nhạy cảm tiếp xúc với cúc vạn diệp, nó có thể gây viêm da hoặc kích ứng. Ngưng sử dụng cúc vạn diệp nếu bạn thấy dấu hiệu của sự kích ứng.

Nếu bạn bị dị ứng với các loại hoa cúc, bạn cũng có thể dị ứng cúc vạn diệp.

Sử dụng quá nhiều cúc vạn diệp cũng có thể khiến bạn bị nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Cúc vạn diệp thường không gây độc hại, nhưng vì chúng chứa một lượng nhỏ thujone nên phải thận trọng khi sử dụng. Thujone được tìm thấy trong cây ngải, nếu tiêu thụ hàm lượng lớn thujone có thể gây mê não bộ.

Cúc vạn diệp còn chứa coumarin có khả năng làm loãng máu. Đây là lý do tại sao bạn không nên sử dụng cúc vạn diệp khi đang uống thuốc chống đông máu.

Các sản phẩm chức cúc vạn diệp có thể tương tác với các loại thuốc như: Thuốc chống đông máu (như Warfarin), thuốc điều trị hưng cảm (thuốc Lithium), thuốc ức chế tiết acid dạ dày (như Omeprazole), thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc ngủ, thuốc chống co giật...

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ không nên sử dụng cúc vạn diệp. Nếu muốn dùng, hãy tham vấn bác sỹ kỹ lưỡng.

Cúc vạn diệp được các nhà sản xuất thực phẩm chức năng Nga, Mỹ, Anh và một số nước châu Âu ưa chuộng, có thể kể tới một số thương hiệu như: Fushi, Organic Herbal Remedies, Nature's Way, Super Diet, A.Vogel...
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất