Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hormone có hiệu quả?

Liệu pháp hormone giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt

Ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt di căn nhờ ăn táo và nho?

Infographic: Phân biệt ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến tiền liệt

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt không được bỏ qua

7 thực phẩm giúp bảo vệ tuyến tiền liệt hiệu quả

Các liệu pháp hormone đang được áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Chất chủ vận và chất đối kháng hormone luteinizing (LHRH): LHRH là những loại thuốc làm giảm lượng testosterone do tinh hoàn tạo ra. Điều trị bằng các loại thuốc này còn được gọi là thiến y tế vì chúng làm giảm nồng độ androgen nhiều như cắt bỏ tinh hoàn.

Các chất ức chế CYP17: Một chất chủ vận hay chất đối kháng LHRH có thể ngăn chặn tinh hoàn tạo ra androgen, nhưng các tế bào khác trong cơ thể (bao gồm cả tế bào ung thư tuyến tiền liệt) vẫn tạo ra một lượng nhỏ androgen. Những lượng nhỏ hormone này có thể tiếp tục kích thích ung thư phát triển. Một loại thuốc mới hơn có chứa abiraterone giúp ngăn chặn enzyme chủ chốt liên quan đến sản xuất androgen được gọi là enzyme CYP17. Loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn đã trở nên kháng với các liệu pháp hormone truyền thống.

Kháng androgen: Để hầu hết các tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển, androgen phải gắn vào một protein trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt gọi là thụ thể androgen. Thuốc kháng androgen cũng kết nối với các thụ thể này, ngăn sự phân chia của tế bào ung thư. Chúng có thể được sử dụng cùng với chất chủ vận LHRH hoặc chất đối kháng như một liệu pháp hormone đầu tiên hoặc được bổ sung sau nếu phương pháp điều trị bằng hormone truyền thống không hiệu quả.

Hiệu quả của liệu pháp hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Mặc dù liệu pháp hormone không thể chữa khỏi ung thư tuyến tiền liệt của bạn, nhưng nó có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên, ở nhiều nam giới, liệu pháp hormone không mang lại hiệu quả do nhiều tế bào ung thư có khả năng phát triển ngay cả trong môi trường testosterone thấp. Ung thư tuyến tiền liệt không thuyên giảm khi điều trị với liệu pháp hormone được gọi là ung thư tuyến tiền liệt kháng thiến. Những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt kháng thiến sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị khác như hóa trị.

Tái phát sinh hóa và liệu pháp hormone

Tái phát sinh hóa là sự gia tăng chỉ số kháng nguyên đặc hiệu ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sau khi điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Tái phát sinh hóa có thể xảy ra ở những bệnh nhân không có triệu chứng. Nó có thể hiểu là ung thư tái phát. Liệu pháp hormone là liệu pháp chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn, nhưng đối với những bệnh nhân tái phát sinh hóa thì hiệu quả không thật sự rõ ràng.

Những tác dụng phụ của liệu pháp hormone

Mặc dù liệu pháp hormone có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt, nhưng việc mất testosterone có tác dụng phụ ở hầu hết nam giới. Những ảnh hưởng tiềm ẩn của việc thiếu hụt testosterone bao gồm:

Bốc hỏa

Đổ mồ hôi đêm

Tăng cân

Mệt mỏi

Cáu gắt

Thay đổi tâm trạng / trầm cảm

Giảm ham muốn

Rối loạn cương dương

Mất khối lượng cơ bắp

Xương mỏng (loãng xương)

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nhiều tác dụng phụ có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị. Chẳng hạn như bốc hỏa có thể được kiểm soát bằng một số thuốc chống trầm cảm. Có khá nhiều loại thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa và điều trị loãng xương. Tập thể dục có thể chống lại nhiều tác dụng phụ, bao gồm mệt mỏi, tăng cân và mất khối lượng xương và cơ.

Nguyễn Kiên H+ (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nam khoa