Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?

Phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ

Những điều cần biết khi nghi mắc bướu tuyến giáp

Thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Liệu pháp trúng đích trong điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt

Dấu hiệu khi đi tiểu tiết lộ ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là cơ quan nằm dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra do sự phát triển bất thường và mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt trong cơ thể dẫn đến hình thành các khối u ác tính tại đây. Tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.

Các giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt

Bác sĩ tiết niệu Bhuvanesh N Aradhya, Bệnh viện HCG Suchirayu (Ấn Độ) cho biết có 4 giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt gồm:

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, ung thư chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt, khám lâm sàng không phát hiện được khối u mà thường phải chụp CT hoặc MRI. Theo bác sĩ, trong giai đoạn này, tuyến tiền liệt bị ảnh hưởng dưới 5%, các triệu chứng thường tương tự phì đại tuyến tiền liệt đi tiểu thường xuyên, tiểu khó, khó làm rỗng hoàn toàn bàng quang, đặc biệt triệu chứng phổ biến là có máu trong nước tiểu.

Giai đoạn 2: Khối u vẫn chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt nhưng có thể cảm nhận được khi khám lâm sàng. Các triệu chứng ở giai đoạn 2 cũng tương tự như giai đoạn đầu, trong đó có tiểu ra máu. Ngoài ra, qua xét nghiệm, mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) có thể cao hơn một chút so với mức bình thường là 4mg/dl.

Giai đoạn 3: Khối u có xu hướng phát triển bên ngoài tuyến tiền liệt và có thể lan sang các mô bên cạnh tuyến tiền liệt như trực tràng, bàng quang và cơ thắt niệu đạo. Thực tế, ở giai đoạn 1 và 2, các khối u có thể được loại bỏ hoàn toàn, giúp chữa khỏi bệnh. Ở giai đoạn 3, việc điều trị thường cần kết hợp nội khoa và phẫu thuật.

Giai đoạn 4: Ung thư đã lan đến các cơ quan khác nhau của cơ thể như gan, xương, phổi và các hạch bạch huyết. Giai đoạn này, phương pháp điều trị thường là nhằm kiểm soát bệnh hơn là chữa khỏi bệnh. Suy nhược toàn thân, sụt cân và dễ mệt mỏi là những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn 4.

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?

Tốc độ phát triển và di căn của các tế bào Ung thư ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân

Tốc độ phát triển và di căn của các tế bào ung thư ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân

Bác sỹ Ardhya cho biết, việc phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt là cực kỳ quan trọng vì ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn ở giai đoạn đầu.

Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh (Cancer Research UK), hầu hết nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện sớm (giai đoạn 1 hoặc 2) có thể sống được từ 5 năm trở lên. Cứ 100 nam giới thì có khoảng 95 người sống từ 5 năm trở lên sau khi được chẩn đoán ở giai đoạn 3, trong khi chỉ có khoảng 50% sẽ sống sót sau khi được chẩn đoán ở giai đoạn 4.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Một số yếu tố phổ biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt gồm: 

- Tuổi tác: Đặc biệt với những người từ 50 tuổi trở lên.

- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

- Đột biến gene di truyền.

- Béo phì.

- Ăn nhiều thịt đỏ.

- Ăn ít trái cây và rau củ.

- Nồng độ hormone testosterone hoặc các hormone khác cao.

- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính.

Theo bác sĩ Aradhya, thường nam giới sau 50 tuổi nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt thường xuyên bao gồm xét nghiệm PSA trong máu hàng năm và khám lâm sàng chuyên khoa tiết niệu. Nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt thì nên sàng lọc bắt đầu từ 40 tuổi. Ngoài ra, nam giới nên thực hiện lối sống lành mạnh, tránh hút thuốc để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

 
 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nam khoa