Sau gần 3 tháng, mới có chưa đầy 700 lượt hồ sơ xin quảng cáo
Quảng cáo TPCN sai phép: Thêm hai đơn vị bị xử phạt
BZT USA: Lời cảnh báo cho việc quảng cáo TPCN online sai quy định
Đình chỉ việc quảng cáo 3 sản phẩm TPCN
Quảng cáo TPCN: “sai thì phải nhận”
Bộ trưởng Tiến "bắt quả tang" cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng quảng cáo sai
…sau gần 3 tháng, có vẻ như đại đa số doanh nghiệp thực phẩm chưa muốn “sướng”.
Nói là đại đa số bởi vì số lượng doanh nghiệp thực phẩm có thể lên đến hàng chục nghìn. Đơn cử như trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung… cũng có đến hơn 1.000 doanh nghiệp với trên chục nghìn sản phẩm.
Ấy vậy mà theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cơ quan trực tiếp cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm, qua gần 3 tháng (đến ngày 21/10/2014), mới có 271 hồ sơ đã trả kết quả, 236 đang xử lý, 187 đang chờ bổ sung và 5 hồ sơ chưa tiếp nhận.
Nói cách khác, mới chỉ có chưa đến 700 lượt hồ sơ quảng cáo sản phẩm thực phẩm được các doanh nghiệp gửi đến để xin giấy xác nhận. Số lượng doanh nghiệp gửi hồ sơ còn thấp hơn nhiều bởi trong số 271 hồ sơ đã trả kết quả thì lại là sản phẩm của chỉ hơn 100 doanh nghiệp.
Có 2 giả thiết được đặt ra: 1. Tình hình kinh tế khó khăn khiến doanh nghiệp thực phẩm không còn mặn mà với chuyện quảng cáo; 2. Doanh nghiệp đang chưa muốn “sướng” qua dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 - cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu để ý các phương thức quảng cáo thường thấy của các doanh nghiệp thực phẩm như quảng cáo tại các nhà chờ, điểm bán vé xe buýt; Quảng cáo bằng biển, bảng; Quảng cáo trên các website; trên báo chí, sách, tờ rơi, áp phích…, số lượng quảng cáo của các doanh nghiệp thực phẩm là không nhỏ.
Doanh nghiệp "chơi trội bao nguyên" cả một số trang báo để quảng cáo
Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, tình hình kinh tế và kinh doanh khó khăn khiến họ phải thay đổi phương thức quảng cáo để tiết giảm chi phí nhưng khó có chuyện doanh nghiệp không có quảng cáo được vì đây vẫn là phương tiện để thu hút khách hàng hiệu quả - mà khách hàng là yếu tố sống còn với các doanh nghiệp.
Vậy thì phải chăng là do doanh nghiệp thực phẩm đang chưa muốn “sướng”?
Vì sao lại có cái sự ngược đời này: Health+ sẽ phản ánh kỹ hơn trong các bài viết tới đây
Kỳ 2: Quảng cáo: Nói một đằng, làm một nẻo
Bình luận của bạn