Độc đáo với bánh trung thu ở các nước châu Á

Ở mỗi nước châu Á, đều có một loại bánh Trung thu truyền thống mang màu sắc văn hóa đặc trưng riêng

"Yes, I Can" cùng con làm bánh Trung thu

Mâm cỗ trông trăng lạ mắt với bánh Trung thu ngàn lớp

Đổi gió với bánh trung thu kiểu Hàn siêu ngon không cần lò nướng

Phát hiện sai phạm tại cơ sở sản xuất bánh trung thu ở Hà Nội

1. Bánh dẻo, bánh nướng truyền thống Việt Nam

Bánh trung thu của Việt Nam có hai loại: Bánh dẻo và bánh nướng. Bánh Trung thu thường có hình tròn, người xưa giải thích rằng, đó là biểu tượng của sự đoàn viên, của khát vọng về hạnh phúc. Đó không những là món ăn, món quà mà còn là giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu.

Bánh dẻo và bánh nướng truyền thống Việt Nam

2. Bánh Trung thu Songpyeon Hàn Quốc

Bánh Trung thu của Hàn Quốc có tên gọi là Songpyeon, hầu hết các loại bánh Trung thu ở nhiều quốc gia đều có hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất trời hay sự viên mãn sung túc. Trái lại, bánh Trung thu Hàn Quốc lại có hình trăng khuyết, hay hình bán nguyệt bởi với người Hàn Quốc, “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở. Và đó là lý do tại sao những chiếc bánh songpyeon được nặn theo hình lưỡi liềm.

Bánh Trung thu Songpyeon độc đáo Hàn Quốc

3. Bánh Tsukimi Dango Nhật Bản

Bánh Trung thu ở Nhật Bản là Tsukimi Dango (thường gọi là Dango) - một loại bánh làm từ bột gạo, khá giống bánh gạo mochi, có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình tròn. Vào dịp Trung thu, bánh Tsukimi Dango được xếp chồng lên nhau như hình tháp trên một kệ gỗ. Mỗi “tháp bánh” có khoảng 15 chiếc. Bên cạnh “tháp bánh” là bình cỏ susuki và cũng có thể bày thêm một số loại hoa quả khác.

Những chiếc bánh Tsukimi Dango được xếp tạo thành một hình tháp

4. Bánh Trung thu “đoàn viên” của Trung Quốc

Bánh trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, ý nghĩa đó bắt nguồn từ đời nhà Minh. Bởi theo họ, đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Hiện nay bánh trung thu có nhiều hình dạng hơn, có cả hình vuông, hình các con giống và được làm bằng nhiều nguyên liệu mới lạ hấp dẫn hơn.

Bánh Trung thu "đoàn viên" của Trung Quốc

5. Bánh Hopia của Philippines

Bánh nướng của Philippines không có hình dáng bắt mắt như các loại bánh Trung thu khác nhưng lại hấp dẫn ở phần vỏ bánh xếp lớp giòn giòn và nhân bánh đa dạng như đậu đỏ, đậu xanh, thịt lợn, khoai lang tím…

Nhân bánh đa dạng từ đậu xanh, khoai lang tím... của bánh Hopia Philippines

6. Bánh trung thu Thái Lan

Bánh trung thu tại Thái Lan cũng giống với Việt Nam nhưng có phần mỏng, dẹt hơn và nhân bánh được yêu thích nhất tại đây là nhân sầu riêng.

Bánh Trung thu Thái Lan

7. Bánh cốm dẹp Campuchia

Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường vào rằm tháng 10 Âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này được gọi là lễ hội Ok Om Pok, tổ chức vào ban đêm với lễ vật nổi tiếng là bánh cốm dẹp.

Món bánh cốm dẹp là lễ vật nổi tiếng trong lễ hội Ok Om Pok

8. Bánh dẻo sầu riêng Singapore

Đây là loại bánh Trung thu đặc trưng của Singapore. Vì người dân nơi đây đều thích hương vị của sầu riêng. Các loại bánh Trung thu ở đây đều được biến tấu từ bánh da tuyết của Trung Quốc. Da tuyết là loại bánh có vỏ giống bánh dẻo của Việt Nam nhưng mỏng hơn, được làm từ bột gạo, bột nếp và bột mỳ, thường được giữ lạnh sau khi làm xong và ăn lạnh.

Bánh dẻo nhân sầu riêng đặc trưng của người dân Singapore

9. Bánh Trung thu Hong Kong

Tương tự như các nước khác, bánh trung thu Hong Kong cũng có loại bánh với nhân thập cẩm và nhân ngọt, mỗi dịp trăng rằm, bánh trung thu dường như trở thành một cơn sốt trên thị trường. Là một khu vực thuộc hệ văn hóa Á Đông, Hong Kong cũng tổ chức lễ hội Trung thu giống như ở Việt Nam.


Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa