Những phép màu kỳ diệu sau thảm họa động đất ở Nepal

Bức ảnh bé Sonies 4 tháng tuổi được cứu sống trong đống đổ nát đã trở thành biểu tượng sinh tồn của người dân Nepal sau trận động đất kinh hoàng 25/4

​Động đất 2,7 độ richter tại Điện Biên

Động đất ở Quảng Ngãi, người dân lo lắng

Khủng khiếp "ngân hàng nội tạng" ở Nepal

Hình ảnh văn hóa - lịch sử của Nepal bị “xóa sổ” sau động đất

​Việt Nam viện trợ 50.000 USD cho Nepal

Tin tức về những người sống sót phi thường, hy hữu sau nhiều ngày bị chôn vùi dưới núi đất đá, bê tông, không thức ăn, nước uống bởi trận động đất kinh hoàng 7,9 độ richter ở Nepal đã dấy lên niềm vui cũng như hy vọng sẽ có thêm nhiều điều kỳ diệu tương tự xảy ra.

Tiếng khóc vọng lên từ đống đổ nát

Những hình ảnh các binh sỹ Nepal đưa cậu bé bụ bẫm, cả thân mình phủ kín bụi, ra khỏi đống đổ nát sau khi bị chôn vùi ít nhất 22 giờ, đã trở thành một hiện tượng trên các trang mạng xã hội, một biểu tượng của sức sống thần kỳ tại đất nước Nepal. (Ảnh: AP)Những hình ảnh các binh sỹ Nepal đưa cậu bé bụ bẫm, cả thân mình phủ kín bụi, ra khỏi đống đổ nát sau khi bị chôn vùi ít nhất 22 giờ, đã trở thành một hiện tượng trên các trang mạng xã hội, một biểu tượng của sức sống thần kỳ tại đất nước Nepal. (Ảnh: AP)

CNN dẫn tin tức từ tờ báo địa phương Kathmandu Today cho biết, bé trai được các binh sỹ Nepal cứu sống. Và ngày hôm sau, các binh sỹ Nepal có mặt cùng đào bới tìm bé Sonies. Ban đầu họ tưởng rằng cậu bé không còn cơ hội sống sót, nên sau một hồi vất vả đã quyết định ngừng tìm kiếm. Nhưng điều kỳ diệu là tiếng khóc của cậu bé bất ngờ vang lên. Và cuối cùng một binh sỹ đã đưa được cậu bé ra khỏi đống đổ nát với toàn thân phủ kín bụi. (Ảnh: AP)CNN dẫn tin tức từ tờ báo địa phương Kathmandu Today cho biết, bé trai được các binh sỹ Nepal cứu sống. Và ngày hôm sau, các binh sỹ Nepal có mặt cùng đào bới tìm bé Sonies. Ban đầu họ tưởng rằng cậu bé không còn cơ hội sống sót, nên sau một hồi vất vả đã quyết định ngừng tìm kiếm. Nhưng điều kỳ diệu là tiếng khóc của cậu bé bất ngờ vang lên. Và cuối cùng một binh sỹ đã đưa được cậu bé ra khỏi đống đổ nát với toàn thân phủ kín bụi. (Ảnh: AP)

Các bác sĩ cho biết Sonies chỉ bị vài vết xước nhỏ. Sau khi được điều trị, Sonies đã trở về với cha mẹ và chị gái Soniya,10 tuổi. Mặc dù không còn nhà cửa, phải ngủ ngoài trời nhưng gia đình bé Sonies vẫn cảm thấy hạnh phúc vì cả gia đình được đoàn tụ khỏe mạnh, Cô Rasmila Awal- mẹ của bé Sonies cho biết. (Ảnh: AP)Các bác sỹ cho biết Sonies chỉ bị vài vết xước nhỏ. Sau khi được điều trị, Sonies đã trở về với cha mẹ và chị gái Soniya,10 tuổi. Mặc dù không còn nhà cửa, phải ngủ ngoài trời nhưng gia đình bé Sonies vẫn cảm thấy hạnh phúc vì cả gia đình được đoàn tụ khỏe mạnh, Cô Rasmila Awal- mẹ của bé Sonies cho biết. (Ảnh: AP)

Sự sống kỳ diệu của Sonies truyền động lực cho hàng triệu người dân Nepal, khiến họ tiếp tục nuôi hy vọng sau khi trải qua quá nhiều mất mát của trận động đất kinh hoàng. (Ảnh: AP)Sự sống kỳ diệu của Sonies truyền động lực cho hàng triệu người dân Nepal, khiến họ tiếp tục nuôi hy vọng sau khi trải qua quá nhiều mất mát của trận động đất kinh hoàng. (Ảnh: AP)

Uống nước tiểu để sinh tồn sau 82 giờ bị chôn vùi

Telegraph ngày 29/4 đưa tin, chàng thanh niên 27 tuổi Rishi Khanal vừa được một đội cứu hộ người Pháp giải thoát khỏi đống đất đá, bê tông của một khách sạn bị sập sau 82 giờ bị chôn vùi.Telegraph ngày 29/4 đưa tin, chàng thanh niên 27 tuổi Rishi Khanal vừa được một đội cứu hộ người Pháp giải thoát khỏi đống đất đá, bê tông của một khách sạn bị sập sau 82 giờ bị chôn vùi.

Sau khi được cấp cứu và hồi sức, chàng trai may mắn Rishi chia sẻ, trong suốt thời gian bị mắc kẹt, anh buộc phải uống nước tiểu của chính mình để sinh tồn và có lúc đã từ bỏ mọi hy vọng được giải cứu.Sau khi được cấp cứu và hồi sức, chàng trai may mắn Rishi chia sẻ, trong suốt thời gian bị mắc kẹt, anh buộc phải uống nước tiểu của chính mình để sinh tồn và có lúc đã từ bỏ mọi hy vọng được giải cứu.

"Tôi đã cố nuôi hy vọng nhưng đến hôm qua thì tôi bỏ cuộc. Toàn bộ móng tay của tôi đã chuyển sang màu trắng và môi tôi nứt toác ra. Xung quanh tôi chỉ có bóng tối. Không có bất cứ tiếng động nào. Khi còn chút sức lực tôi đã cố gắng tự giải thoát mình khỏi đống đổ nát và cầu cứu... Nhưng không có ai đến, không ai nghe thấy. Tôi chắc chắn mình sẽ chết. Tôi không ăn mấy ngày, cũng không có nước uống. Tôi đã phải uống nước tiểu của chính mình", anh Rishi chia sẻ.

Phép màu sống sót sau 5 ngày mắc kẹt dưới đống đổ nát

Ngày 30/4, các  các đội cứu hộ Nepal còn tìm thấy một cậu bé 15 tuổi tên Pemba Lama và một phụ nữ ngoài 20 tuổi, tên Krishna, bị mắc kẹt trong đống đổ nát ở Kathmandu suốt 5 ngày.

Pemba kể cậu sống sót nhờ uống nước vắt từ quần áo ướt và những miếng bơ và bánh ngọt tìm thấy gần đó. Các bác sỹ cũng mô tả trường hợp của Pemba là một phép màu vì cậu không bị vết thương đáng kể nào. (Ảnh:Reuters)Pemba kể cậu sống sót nhờ uống nước vắt từ quần áo ướt và những miếng bơ và bánh ngọt tìm thấy gần đó. Các bác sỹ cũng mô tả trường hợp của Pemba là một phép màu vì cậu không bị vết thương đáng kể nào. (Ảnh:Reuters)

Sau khi đội cứu hộ phát hiện ra Krishna, họ đã mất 10 giờ đào bới để giải cứu cô. “Cô ấy bị thương nhưng vẫn tỉnh táo và nói chuyện được. Tưởng như cô ấy được sinh ra lần nữa” - một quan chức quân đội Nepal vui mừng nói. Krishna thoát chết dù ba người khác bị mắc kẹt cùng cô đã thiệt mạng. (Ảnh:Reuters)Sau khi đội cứu hộ phát hiện ra Krishna, họ đã mất 10 giờ đào bới để giải cứu cô. “Cô ấy bị thương nhưng vẫn tỉnh táo và nói chuyện được. Tưởng như cô ấy được sinh ra lần nữa” - một quan chức quân đội Nepal vui mừng nói. Krishna thoát chết dù ba người khác bị mắc kẹt cùng cô đã thiệt mạng. (Ảnh:Reuters)

Dùng tay đục bức tường tuyết khổng lồ để tự cứu mình

Bhim Bahadur Khatri, 35 tuổi, một hướng dẫn viên du lịch người bản địa Himalaya sống sót sau trận lở tuyết kinh hoàng trên dãy núi Everest do ảnh hưởng của trận động đất mạnh 7,9 độ richter ở Nepal ngày 25/4. Khatri đã phải dùng tay đào hàng chục cm tuyết để thoát khỏi bức tường tuyết khổng lồ Bhim Bahadur Khatri, 35 tuổi, một hướng dẫn viên du lịch người bản địa Himalaya sống sót sau trận lở tuyết kinh hoàng trên dãy núi Everest do ảnh hưởng của trận động đất mạnh 7,9 độ richter ở Nepal ngày 25/4. Khatri đã phải dùng tay đào hàng chục cm tuyết để thoát khỏi bức tường tuyết khổng lồ 

Chúng tôi lao ra cửa lều. Ngay lúc đó, một Chúng tôi lao ra cửa lều. Ngay lúc đó, một "bức tường tuyết" khổng lồ đổ ụp xuống người tôi. Tôi cố tìm cách thoát khỏi thứ có thể nhanh chóng trở thành mồ chôn mình. Tôi lắc người và dùng tay để bới tuyết. Khi ấy tôi vẫn không thể thở, nhưng biết rằng mình phải sống", Khatri kể

Cặp đôi may mắn nhất sống sót trong lễ cưới

Cặp đôi Buddhiman Tamang (26 tuổi) và Sita (22 tuổi) cũng may mắn sống sót khi động đất ập tới lúc họ chuẩn bị đãi tiệc cưới với sự tham dự của hơn 200 khách mời tại ngôi làng Archale dưới chân dãy Himalaya. 15 khách mời đã thiệt mạng và gần như toàn bộ ngôi làng trở nên tiêu điều.Cặp đôi Buddhiman Tamang (26 tuổi) và Sita (22 tuổi) cũng may mắn sống sót khi động đất ập tới lúc họ chuẩn bị đãi tiệc cưới với sự tham dự của hơn 200 khách mời tại ngôi làng Archale dưới chân dãy Himalaya. 15 khách mời đã thiệt mạng và gần như toàn bộ ngôi làng trở nên tiêu điều.

Những người phụ nữ phi thường

Theo Reuters, một phụ nữ tên Sunthalia buộc phải đào đất bằng tay trong nhiều giờ liền mới kéo được thi thể 2 người con ra khỏi ngôi nhà bị sập. Ngồi bệt trên mặt đất cạnh đứa con trai 4 tuổi may mắn thoát chết, mặt bà Sunthalia còn hằn nguyên nỗi đau đớn. Theo Reuters, một phụ nữ tên Sunthalia buộc phải đào đất bằng tay trong nhiều giờ liền mới kéo được thi thể 2 người con ra khỏi ngôi nhà bị sập. Ngồi bệt trên mặt đất cạnh đứa con trai 4 tuổi may mắn thoát chết, mặt bà Sunthalia còn hằn nguyên nỗi đau đớn. 

“Tôi hoàn toàn tin rằng vợ mình đang ở dưới (đống đổ nát) đó. Tôi gọi liên tục, và nghe thấy tiếng vợ vọng lên từ bên dưới”- Ông Mahendra kể lại với sự kiên trì và nỗ lực kêu gọi sự giúp đỡ cho vợ ông là Tanka Maya Sitoula (40 tuổi) bị mắc kẹt 36 giờ trong đống đổ nát của tòa nhà cao 5 tầng bị sập bởi trận động đất mạnh 7,9 độ richter ngày 25/4. “Tôi hoàn toàn tin rằng vợ mình đang ở dưới (đống đổ nát) đó. Tôi gọi liên tục, và nghe thấy tiếng vợ vọng lên từ bên dưới”- Ông Mahendra kể lại với sự kiên trì và nỗ lực kêu gọi sự giúp đỡ cho vợ ông là Tanka Maya Sitoula (40 tuổi) bị mắc kẹt 36 giờ trong đống đổ nát của tòa nhà cao 5 tầng bị sập bởi trận động đất mạnh 7,9 độ richter ngày 25/4. 

Cụ ông 101 tuổi bị mắc kẹt 1 tuần vẫn sống sót

Ông Fangshu Tamang (101 tuổi) mắc kẹt dưới đống đổ nát trong chính căn nhà của mình ở làng Khimtang, huyện Nuwakot, Tây Bắc thủ đô Kathmandu. Đây là 1 trong 14 huyện bị ảnh hưởng nặng nhất sau thảm họa. Nói với báo Hindustan Times, ông cho biết mình phải ăn bột cầm hơi và uống nước từ một cái thùng chứa gần đó trong suốt 1 tuần, cho đến khi được lực lượng cứu hộ giải thoát. (Ảnh: CNN)Ông Fangshu Tamang (101 tuổi) mắc kẹt dưới đống đổ nát trong chính căn nhà của mình ở làng Khimtang, huyện Nuwakot, Tây Bắc thủ đô Kathmandu. Đây là 1 trong 14 huyện bị ảnh hưởng nặng nhất sau thảm họa. Nói với báo Hindustan Times, ông cho biết mình phải ăn bột cầm hơi và uống nước từ một cái thùng chứa gần đó trong suốt 1 tuần, cho đến khi được lực lượng cứu hộ giải thoát. (Ảnh: CNN)

Theo Trung tâm Cứu hộ Khẩn cấp Quốc gia Nepal, tính đến ngày 3/5 số người chết do trận động đất đã vượt qua con số 7.250 người và số nạn nhân bị thương là 14.122 người. Khoảng 100 lính thủy đánh bộ Mỹ cùng 2 trực thăng và 4 chiếc máy bay Ospreys có khả năng cất cánh thẳng đứng đã có mặt ở Kathmandu. Dự kiến 6 máy bay bắt đầu phân phối hàng cứu trợ hôm 4/5. Người phát ngôn chính phủ Nepal cho hay các hạn chế hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tribhuwan ở ngoại ô Kathmandu sẽ không ảnh hưởng đến các chuyến bay cứu trợ. Bộ trưởng Tài chính Ram Sharan Mahat cảnh báo số người chết sẽ còn tăng sau khi các đội cứu hộ tìm đến những ngôi làng vùng xa đã bị phá hủy hoàn toàn. (Theo CNN)


Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội