Đông trùng hạ thảo: Phân biệt thật - giả

Loại thảo dược quý hiếm Đông trùng hạ thảo là sự ký sinh của một loài nấm Cordyceps Sinensic trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette. Tên gọi của nó được đặt tên theo quan sát thực tế.

Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng - Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam… (Trung Quốc). Gần đây, có nhiều nguồn thông tin cho thấy Đông trùng hạ thảo (Chinese Caterpillar Fungus) từ thiên nhiên đang có nguy cơ tuyệt diệt bởi sự khai thác thái quá nguồn nguyên liệu thảo dược quý hiếm này.


Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng - Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam… (Trung Quốc).

Bắt đầu mùa đông, bào tử nấm ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non khi ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Đến mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển dưới dạng thảo mộc và phát tán bào tử. Khi đó, Đông trùng hạ thảo mới mang lại những giá trị quý hiếm của một loại thảo dược quý.

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3 - 5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20 - 30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng, chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

Liều thông dụng
Theo y học cổ truyền thì liều thông thường là 5 - 10g bột nấm mỗi ngày. Nếu sử dụng nấm theo phương pháp y học cổ truyền thì nên gặp các thầy thuốc đông y để có liều dùng phù hợp với cơ thể.


Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của Đông trùng hạ thảo có 17 acid amin, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). Quan trọng hơn là trong Đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học có giá trị dược liệu cao mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học về các hợp chất tự nhiên. Trong đó phải kể đến acid cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin: trong 100g Đông trùng hạ thảo có 0,12g vitamin B12; 29,19mg vitamin A; 116,03mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...

Theo các ghi chép về đông dược cổ, Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn tình dục, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, hỗ trợ trong điều trị và phòng chống ung thư và phóng xạ. Ngoài ra, Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều adenosin và các nucleosid, các chất này có nhiều tác dụng đến tuần hoàn của mạch vành và tuần hoàn não có tác dụng làm ổn định nhịp tim. Các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định Đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.

Tuỳ theo từng bài thuốc mà Đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là nấu canh hoặc ngâm rượu.

Phân biệt Đông trùng hạ thảo thật và giả

1. Nhìn bên ngoài: Bộ phận đầu sâu non và đầu thảo của Đông trùng hạ thảo gắn với nhau một cách tự nhiên phát triển, chỗ nối với nhau rất khớp, hoàn toàn không thấy dấu vết nối. Dạng sâu của Đông trùng hạ thảo thật có những vân, mỗi 3 vân làm thành một gấp, các nếp gấp xếp thành hàng, các vân nằm gần phía đầu rất sâu. Xem chân sâu non, Đông trùng hạ thảo thật có 8 chân đối xứng nhau. Xem mặt cắt dọc có thể thấy những đường vân rõ nét, ở phía giữa Đông trùng hạ thảo có lõi màu đen giống hình chữ V.

2. Ngửi: Khi mở hộp đựng Đông trùng hạ thảo, chúng ta sẽ ngửi ngay thấy mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương rất đậm. Mỗi con Đông trùng hạ thảo đặt gần nhau cũng có thể ngửi thấy mùi này nhưng nhẹ hơn.

3. Thử bằng tay (cảm giác): Cầm một nắm Đông trung hạ thảo lên, lắc lắc tay cảm nhận trọng lượng, có cảm giác nhẹ như cỏ khô.

4. Nếm: Khi cho Đông trùng hạ vào miệng nhai vụn như nhai hạt đậu nành, tấm, càng nhai càng thơm, trong miệng có mùi thơm như mùi thịt gà.

anhvan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất