Làng Trung Hoàng
Phim chiếu rạp: Không thể bỏ lỡ bom tấn nổi bật "Oppenheimer"
Động tác giãn cơ, thả lỏng cổ vai gáy trước giờ ngủ
Tử vi Chủ nhật (13/8/2023): Song Ngư sẽ có ngày mới bận rộn
Người bệnh cần lưu ý gì khi điều trị suy tim độ 2?
Trung Hoàng, Nham Khoa, Bình Niên, Kháng Đà là 4 ngôi làng người Miêu mà bạn không nên bỏ qua khi tới Cát Thủ. Mỗi ngôi làng có một đặc điểm riêng, đem lại cho du khách những nét đặc trưng riêng có của người Miêu nơi đây.
Những ngôi làng này cách thành phố Cát Thủ không xa và bạn có thể đi theo lịch trình Trung Hoàng - Nham Khoa - Bình Niên - Kháng Đà.
Làng Trung Hoàng
Làng Trung Hoàng vốn là ngôi làng của một dòng họ, nằm cách thành phố Cát Thủ 30 phút lái xe. Ngôi làng ngày có tên ban đầu là Trọng Ngọ, theo ngôn ngữ của người Miêu là "nơi cát tường như ý" tương đồng với tên của thành phố Cát Thủ.
Làng được xây dựng vào đầu thời nhà Thanh, trải dài dưới chân 5 quả núi, có 7 thôn và 800 hộ dân, đều là người nhà họ Dương. Nhưng rồi, chiến tranh đã phá hủy ngôi làng, và nhiều căn nhà đã được dựng lại sau này, khi chiến tranh kết thúc.
Đến với làng Trung Hoàng, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống yên bình và tĩnh lặng khi dạo bước trong ngôi làng cổ kính trải dọc theo chân những ngon núi, bên dòng sông uốn lượn quanh làng. Hiện nay, trong làng còn 50 ngôi nhà cổ, sẵn sàng mở cửa đón du khách tới tìm hiểu đời sống truyền thống của người Miêu.
Khi bước chân vào làng, du khách sẽ được chào đón bằng một chút rượu truyền thống của người Miêu cùng những điệu múa lời ca nơi đây. Vào sâu trong làng, bạn có thể tìm hiểu về nghệ thuật thêu truyền thống của người Miêu. Kỹ thuật thêu ở đây vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, kết hợp với bạc, tạo thành nét đặc trưng của Trung Hoàng.
Làng Nham Khoa
Rời Trung Hoàng, du khách chỉ mất 10 phút để di chuyển tới làng Nham Khoa.
Đúng như cái tên Nham Khoa, ngôi làng này được xây dựng dọc một núi đá, nhưng người dân ở đây đã bắt đá nở hoa. Cả làng Nham Khoa rực rỡ với muôn vàn sắc ly, loa kèn. Hiện nay, ở Nham Khoa có khoảng 300 loại hoa khác nhau khoe sắc, và du khách có thể mua hoa mang theo với giá rất phải chăng.
Cũng giống như Trung Hoàng, có một dòng sông trong vắt, là nguồn nước tưới tiêu cho các ruộng hoa, uốn lượn theo những nếp nhà Nham Khoa.
Thả bộ theo dòng sông, hít căng lồng ngực hương thơm của hoa, đắm mình trong muôn sắc hoa, còn gì thích bằng.
Làng Bình Niên
Bình Niên cũng có một con suối chảy quanh làng, tiếng suối reo vang giống như một lời bài hát vui tươi chào đón du khách.
Đoạn suối ở làng Bình Niên trong và nông, nên du khách có thể tháo giày, ngâm chân trong lòng nước trong vắt hoặc theo người dân làng đi đặt lờ bắt cá.
Thưởng thức món cá suối nướng với món rau củ muối chua ở đây hay những món ăn truyền thống của người Miêu là một trải nghiệm du khách không nên bỏ qua. Không ít du khách tới đây đã mua rau củ muối chua mang về nhà.
Làng Kháng Đà
Làng Kháng Đà cách thành phố Cát Thủ 18km, trong tiếng Miêu, Kháng có nghĩa là núi và Đà là rừng cây, hợp lại là ngọn núi rợp bóng mát. Ở Kháng Đà, những cây chè mọc lên san sát thành rừng. Cái tên Kháng Đà cũng có nghĩa là như vậy.
Ngôi làng cũng được mệnh danh là ngôi làng trong mây vì những căn nhà của làng được xây dựng trên đỉnh núi. Để lên được đây, du khách sẽ được trải nghiệm 18 khúc cua lên núi, có những đoạn là khúc cua tay áo, không phải tài xế nào cũng có thể vượt qua được trải nghiệm này.
Ngôi làng trong rừng trà này được chia làm hai, Kháng Đà Thượng và Kháng Đà Hạ với khoảng 2.000 mẫu trà. Kháng Đà Hạ có 143 hộ với 500 dân, còn Kháng Đà Thượng có 80 hộ với 300 dân.
Một điểm đặc biệt ở làng này là trước cửa nhà nào cũng có một đống củi xếp. Có lẽ, thói quen dùng củi đun nước pha trà vẫn được người dân nơi đây giữ gìn như một truyền thống lâu đời.
Trước khi rời khỏi Kháng Đà, đừng quên thưởng thức một ly trà nóng ấm dưới một mái hiên yên tĩnh, thanh bình.
Bình luận của bạn