Đường trái cây có thể mang lại hy vọng cho người bệnh loạn dưỡng cơ

Đường trái cây (fructose) có thể là chìa khóa trong việc điều trị bệnh loạn dưỡng cơ

Quercetin - bảo vệ tim mạch cho bệnh nhân bị teo cơ DMD

FDA phê chuẩn thuốc đầu tiên điều trị teo cơ tủy sống

Nghiện smartphone có thể teo cơ ngón tay

Cảnh báo: Không nạp đủ protein sẽ dẫn đến teo cơ

Những người mắc bệnh loạn dưỡng cơ (teo cơ) thường bị thiếu protein dystrophin trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon (Mỹ) cùng nhiều nhà khoa học khác trên thế giới đã nghiên cứu ảnh hưởng của fructose lên các chuỗi nucleotide (thành phần của DNA và RNA) đối mã. Các nucleotide này có thể giúp khôi phục sản xuất protein dystrophin – 1 loại protein thiết yếu giúp giữ cho các cơ không bị thương tổn.

Khi tiến hành nghiên cứu trên chuột, nhóm nghiên cứu đã cung cấp fructose cho các chuỗi nucleotide đối mã. Họ nhận thấy các tế bào hấp thụ fructose tốt hơn gấp 4 lần so với bình thường, dẫn đến việc tăng sản xuất protein dystrophin. Nhờ vậy, các con chuột mắc bệnh loạn dưỡng cơ có thể sử dụng cơ bắp nhiều hơn.

Đồng tác giả nghiên cứu, Hong Moulton cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa thực sự làm rõ được cơ chế tác động của fructose. Có lẽ loại đường trái cây này là một nguồn năng lượng, giúp tăng cường sự hấp thụ của tế bào (vì sự hấp thụ các chất trong tế bào cơ đòi hỏi nhiều năng lượng)”.

Bệnh loạn dưỡng cơ thường xuất hiện sớm ở các bé trai

Fructose là một loại đường tự nhiên có nhiều trong các loại trái cây, rau củ và mật ong, chính vì vậy các nhà khoa học tin rằng sử dụng loại đường trái cây này có thể an toàn và hiệu quả hơn các nguyên liệu khác. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng sớm để kiểm tra xem fructose có thể được áp dụng vào các thuốc điều trị bệnh loạn dưỡng cơ như thế nào.

Hong Moulton cho biết thêm: “Hiện nay, các loại thuốc điều trị bệnh loạn dưỡng cơ có hiệu quả chưa cao, nguyên nhân là do các loại thuốc này vẫn chưa thúc đẩy được được sự hấp thụ của tế bào cơ. Nếu các tế bào cơ có thể hấp thụ nhiều chất hơn, cơ thể sẽ có thể sản sinh nhiều protein dystrophin hơn. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng fructose có thể làm được điều này”.

Theo Hiệp hội Bệnh loạn dưỡng cơ, đây là căn bệnh thường phát triển sớm ở các bé trai. Các bé mắc căn bệnh quái ác này thường không sống sót được tới tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nhờ vào nhiều tiến bộ trong ngành y tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh loạn dưỡng cơ đã có thể kéo dài tuổi thọ tới những năm 30 tuổi.

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất