F0 hết cảnh bị buộc phải cách ly trong phòng

F0 được ra khỏi phòng cách ly nhưng cần thực hiện nghiêm chỉnh 5K

Chuyển đổi số trong công tác quản lý F0 tại nhà

"Omicron tàng hình" đã xuất hiện ở Hà Nội

Làm thế nào để lấy lại vị giác, khứu giác hậu COVID-19?

F0 tăng cao nhưng tỷ lệ tử vong giảm

Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604 kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19.

Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14/3, tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được bổ sung "Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".

Bộ Y tế lưu ý F0 điều trị tại nhà về điều kiện cách ly: "Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ".

Bệnh nhân COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 cần thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm như sau:

Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi ra khỏi nơi cách ly, phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.

Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.

Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Cũng tại hướng dẫn mới, Bộ Y tế khuyến cáo F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết gồm: nhiệt kế, máy đo SpO2 cá nhân (nếu có), khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân cần thiết, thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy. Ngoài ra, chuẩn bị phương tiện liên lạc: điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sĩ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).

Hiện nay, dù được xác định tỷ lệ gặp nguy hiểm thấp do tiêm đủ 3 mũi vaccine nhưng nhiều người vẫn tới khám tại các trung tâm điều trị hậu COVID-19 vì gặp phải các vấn đề về sức khỏe sau khi đã âm tính SARS-CoV-2.

Chia sẻ với Dân trí, bác sỹ Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên phòng, chống dịch COVID-19 Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong thời gian gần đây tỷ lệ nhiễm Omicron khá cao, tất cả các đối tượng, từ trẻ đến già nếu có tiếp xúc nguồn lây đều có thể tái nhiễm. Những đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao là người già bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền và trẻ chưa được tiêm vaccine. Cá biệt tái nhiễm có thể gặp người trẻ vì vậy người dân không thể chủ quan. Biến chủng liên tục thay hình đổi dạng, thay tính chất miễn dịch, cơ thể không nhận diện được sẽ nhiễm lại.

Cũng theo ghi nhận của Dân trí, tại khu điều trị hậu COVID tại bệnh viện Thanh Nhàn có trung bình hơn 100 bệnh nhân khám hậu COVID/ngày. Đối tượng thường gặp là những người già trên 60 tuổi, cá biệt có một số bạn rất trẻ sau khi ra viện tình trạng suy hô hấp không cải thiện nên đã quay trở lại điều trị.

Bác sỹ Hường cũng khuyến cáo, sau khi bệnh nhân COVID-19 xuất viện, các bác sỹ cần căn cứ vào việc dùng thuốc của F0 sau điều trị để có cách xử trí phù hợp. Ngoài ra, những người có bệnh lý nền sau khi khỏi COVID-19 cần tới tái khám trong một tuần đầu tiên, để được xét nghiệm và tiên lượng, qua đó can thiệp sớm nếu cần thiết.

 
Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin