F0 tăng vọt lên gần 70.000 ca, TP.HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 25/2

Khai mạc V.League 2022, đạp sóng dịch để tiến

Đợt dịch thứ tư đã có trên 3 triệu ca COVID-19

Từ, Bi, Hỉ, Xả: Bốn chất liệu của tình yêu thương đích thực!

Chế độ ăn giúp tăng cường sức khỏe tinh thần của trẻ trong mùa dịch

Số ca mắc COVID-19 mới của cả nước tiếp tục tăng mạnh với 69.128 ca trong ngày 24/2. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 51.968 ca/ngày.

Nhiều tháng qua, Hà Nội liên tiếp dẫn đầu tổng số ca mắc trong ngày. Ngày 24/2, thành phố này có 8.864 ca nhiễm, cao nhất từ trước đến nay. TP. Hà Nội vừa có công điện hỏa tốc đẩy mạnh các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca mắc tăng cao. Theo đó, Hà Nội tập trung quản lý nhóm nguy cơ (người bệnh nền có nguy cơ cao, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vaccine) và tiếp tục rà soát trẻ 12 - 17 tuổi và trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.  Đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động của các trạm y tế và trạm y tế lưu động, tổ hỗ trợ chăm sóc theo dõi F0 tại nhà, nhất là địa bàn có mật độ dân cư cao (đảm bảo nhân lực, cơ số thuốc, điều kiện vật chất, lực lượng y tế…), kịp thời chuyển tuyến điều trị theo hướng dẫn phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 của ngành y tế.

TP.HCM cũng ghi nhận sự gia tăng rất nhanh ca mắc COVID-19. Trong ngày hôm qua, thành phố này có 2.466 F0, cao hơn ngày trước đó 1.015 ca. Điều đáng lo ngại là số trẻ em mắc COVID-19 tăng. Dự báo sắp tới con số này có khả năng tiếp tục tăng. TP.HCM đang triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em nguy cơ cao, bao gồm một số giải pháp như triển khai tư vấn, hỗ trợ gia đình chăm sóc trẻ em F0, xây dựng kịch bản khi số trẻ mắc gia tăng, chuẩn bị sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi...

Ngày 24/2, Văn Phòng Chính Phủ phát đi thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong quản lý thuốc chữa COVID-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thúc đẩy về việc cấp phép thuốc chữa COVID-19, quản lý giá, hướng dẫn sử dụng đồng bộ và bình thường hóa với COVID-19.

Theo VTV.vn, cả nước hiện có gần 3 triệu trên tổng số 17 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến THPT phải dừng học trực tiếp vì COVID-19.

Số trẻ em mắc COVID-19 trên địa bàn tăng cao (hơn 2.500 em) nên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam đã nhất trí đề nghị cho tất cả trẻ mầm non tạm thời nghỉ học, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 chuyển sang học trực tuyến. Hiện Bệnh viện dã chiến số 1 của tỉnh Hà Nam đang điều trị cho 46 trẻ em độ tuổi từ 0 đến 15 tuổi, trong số này có bệnh nhi 17 ngày tuổi. Đến nay, chưa ghi nhận ca bệnh nào là trẻ em phải thở máy.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn, tỉnh Vĩnh Phúc chủ động triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19. Trong đó, tỉnh này đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng và đưa phần mềm quản lý F0 tại nhà và các cơ sở điều trị tập trung từ ngày 23/2. Ngành Y tế tỉnh điều phối nhân lực từ tuyến tỉnh về tuyến huyện và từ tuyến huyện về xã, bảo đảm kịp thời đáp ứng công tác điều trị.

Các bác sỹ của TTYT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng phẫu thuật thành công, cứu sống bệnh nhân COVID-19 chửa ngoài tử cung tại phòng mổ khu điều trị F0. Đây là ca phẫu thuật đầu tiên tại khu cách ly điều trị COVID-19 từ khi được kích hoạt tại TTYT huyện Văn Yên. Hiện tại người bệnh đã ổn định, dấu hiệu hồi phục tốt.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn