Bệnh nhân bị gãy xương cần được chăm sóc tốt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Phẫu thuật thành công ca gãy xương cho cụ bà 100 tuổi
Gãy xương sườn vì... chơi golf
Loãng xương ở người cao tuổi: Phòng sớm vẫn hơn
10 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe
ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết:
Chào bạn!
Để tái tạo xương mới bị gãy, cơ thể sẽ có nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau nhưng chủ yếu là các vi chất như calci, magne, kẽm, phospho, acicd folic, vitamin B6, vitamin B12... Trong đó calci và magne là hai chất quan trọng giúp cho phản ứng sinh hóa tạo nên xương mới. Để giúp xương mau lành, bạn nên cung cấp đầy đủ các vi chất trên cho bé. Để bổ sung calci, bạn cần cho bé uống nhiều sữa, ăn cá hồi... Để bổ sung nhiều magne, bạn nên cho bé ăn các loại rau xanh, cá chép, các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, bánh mỳ.... Vì kẽm có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động và tăng hấp thụ calci, nên bạn nên bổ sung kẽm trong thực đơn của bé. Một số thực phẩm giàu kẽm: Cá biển, hải sản, hạt hướng dương, nấm, ngũ cốc...
Acid folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Vì vậy, bạn có thể bổ sung acid folic cho bé bằng các thực phẩm như: Chuối, đậu, rau xanh. Vitamin B6 có nhiều trong lúa mỳ, khoai tây, thịt gà.
Một số thực phẩm người bị gãy xương không nên sử dụng là: Rượu (làm rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương thoái hóa nhanh hơn), caffeine (làm giảm lượng calci trong cơ thể và làm cản trở khả năng hấp thu calci ở ruột) nên bạn không nên cho bé sử dụng. Ngoài ra, trà đặc, chocolate, nước ngọt có gas cũng là những thứ không nên sử dụng trong thời gian xương gãy chưa hồi phục. Mặt khác, thức ăn nhiều mỡ cũng làm giảm hấp thụ calci cho cơ thể vì chất béo sẽ kết hợp với calci, khiến cơ thể khó hấp thụ calci.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên cho bé luyện tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Bạn cũng nên đưa bé đến bệnh viện để tái khám định kỳ.
Chúc bé nhà bạn sớm bình phục!
Bình luận của bạn