Bổ sung Acid Folic đúng cách cho bà bầu

Bổ sung kali giúp giảm nguy cơ đột quỵ sau mãn kinh

Bổ sung thuốc mới vào danh mục bảo hiểm chi trả

Khi nào cần bổ sung vitamin A, D, E?

Bổ sung Acid Folic đúng cách cho bà bầu

Có cần bổ sung vitamin khi mang thai?


Bổ sung Acid Folic từ trước khi thụ thai mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi

Acid Folic là một vitamin nhóm B cần thiết cho sự phân chia tế bào và cho sự hình thành tế bào máu. Thiếu Acid Folic có thể dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ – một dạng thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra. Và chính vì vậy, Acid Folic đã trở thành một chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể và đặc biệt là với bà bầu.

Nhu cầu Acid Folic đối với người bình thường là 180 - 200mg (mcg)/ngày, nhưng với phụ nữ mang thai tăng lên 400mg/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung, cần cho sự tổng hợp nhân tế bào và protein, hình thành rau thai, tăng trưởng của bào thai và do tăng thải folat qua nước tiểu trong khi mang thai.

Nếu bị thiếu Acid Folic trong khi mang thai thì bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là sinh ra đứa criminal bị khuyết tật của ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ). Sự khuyết tật của ống thần kinh thường xảy ra vào ngày thứ 28 sau khi thụ thai. Do vậy phải bổ sung Acid Folic từ trước khi thụ thai mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi, nồng độ Acid Folic phải bảo đảm đủ cao vào thời điểm thụ thai. Phụ nữ dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ Acid Folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai bằng chế độ ăn uống các thực phẩm giàu Acid Folic hoặc uống thuốc. Đặc biệt, những thai phụ đang điều trị bệnh động kinh grain sốt rét càng cần được bổ sung chất này vì các thuốc họ dùng có thể gây thiếu hụt Acid Folic.

Việc bổ sung Acid Folic bằng cách uống thuốc là rất cần thiết. Các mẹ bầu cũng lưu ý là việc bổ sung này cần được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm đối với từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng người, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé sau này. Một chế độ ăn có nhiều rau màu xanh sẫm như hoa lơ xanh, rau mồng tơi, rau muống, ớt ngọt màu xanh, gan lợn, trứng… có thể đảm bảo cung cấp đủ Acid Folic cho cơ thể thai phụ. Tất nhiên phải là những thực phẩm an toàn.

Một số thực phẩm tiêu biểu:


Nước ép cà chua giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa

1. Cà chua

Một cốc nước ép cà chua có 48mcg Acid Folic. Ngoài ra, cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đối với mẹ: Nước ép cà chua còn giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa, nhất là khi bạn đang dùng viên bổ sung sắt. Nếu nước ép cà chua không phải món ăn ưa thích của bạn thì một bát soup cà chua được xem là thay thế hoàn hảo. Đối với con: Cà chua được cho là thực phẩm lợi ích cho bữa ăn dặm của bé. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé ăn cà chua trước khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Nguyên nhân là do lượng acid có trong cà chua sẽ làm yếu dạ dày còn non nớt của bé.


Acid béo omega 3 trong quả bơ rất tốt cho tim của mẹ và não của bé

2. Quả bơ

Các mẹ biết không, một nửa quả bơ cũng đã chứa 90mcg folate. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác. Đối với mẹ: Khi nói đến dinh dưỡng trước khi mang thai, quả bơ là nguồn chất tuyệt hảo. Nhưng không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều acid béo omega 3 (chất béo lành mành, tốt cho tim của mẹ và não của bé). Đối với con: Quả bơ không chỉ lành mạnh với trẻ mà còn là loại quả hợp khẩu vị của rất nhiều bé. Ngoài ra bơ còn có một ưu điểm rất lớn đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay nên không bị thất thoát vitamin.


Thực phẩm làm từ ngũ cốc rất giàu acid folic

3. Bánh mỳ, ngũ cốc

Thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu Acid Folic. Một lát bánh mỳ bổ sung Acid Folic chứa 60mcg Acid Folic. Đối với mẹ: Các bác sỹ dinh dưỡng khuyên mẹ bầu khi sử dụng các sản phẩm được bổ sung Acid Folic, cố gắng ăn cùng một loại thức ăn giàu folate (như súp lơ xanh hoặc thêm rau lá xanh sậm vào bánh sandwich) để lượng Acid Folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn. Đối với con: Các mẹ đừng nghĩ bánh mì không có chất gì đối với con nhé. Ngay cả bánh mì trắng làm bằng bột mì chất lượng tốt vẫn là lựa chọn lý tưởng cho bé. Bánh mì trắng có chất xơ, giúp ngừa táo bón, bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì có thể được thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, Acid Folic, thiamin và riboflavin.


Súp lơ giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt

4. Súp lơ xanh

Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg Acid Folic (khoảng ¼ nhu cầu Acid Folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu calci, vitamin C, chất xơ và sắt. Đối với mẹ: Trong quá trình mang thai, bà bầu cần một lượng máu nhiều hơn bình thường. Thiếu máu liên quan đến việc thiếu sắt và nếu thiếu máu mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không tốt cho cả mẹ lẫn bé yêu. Chính vì vậy mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết để tránh thiếu máu. Súp lơ là loại thực phẩm giàu sắt và acid Folic giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm “quý giá” này nhé. Đối với con: Súp lơ xanh không chỉ giàu Acid Folic mà còn có một lượng vitamin C rất dồi dào, nó giúp cơ thể bé hấp thụ calci và sắt tốt hơn.

5. Măng tây

Một bát măng tây nấu chín có khoảng 79mcg acid Folic. Đối với mẹ: Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid Folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào. Đối với con: Không chỉ giàu acid Folic, măng tây có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ có thể chế biến được rất nhiều món cực ngon từ măng tây cho bé đổi bữa.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp