Nạo phá thai nhiều lần là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh thứ phát ở nữ giới.
6 lý do gây khó có thai lần hai, vô sinh thứ phát
Gần 6.000 ca nạo phá thai vị thành niên mỗi năm
Sau nạo phá thai, nguy cơ dính buồng tử cung cao
Tỷ lệ trẻ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp đôi
Theo báo cáo của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới. Cũng theo tổ chức này, chỉ có 20% phụ nữ chưa kết hôn sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, thậm chí tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở nhóm tuổi nữ 15-19 tuổi rất thấp chỉ đạt 4%, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của nhóm này lên tới 8,6%.
Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong số này 30% là phụ nữ từ 15-19 tuổi với 70% là học sinh sinh viên.
Theo Ths. BS Trịnh Văn Du – Trung tâm hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, việc gia tăng tỷ lệ có thai tuổi vị thành niên là do những lý do khách quan và chủ quan của cuộc sống hiện đại, như việc: Các em chưa được giáo dục về quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai. Cùng với đó là các thông điệp tránh thai đang tập trung nói đến các cặp vợ chồng mà chưa tập trung cho đối tượng chưa lập gia đình. Dẫn đến sự miễn cưỡng hoặc khó khăn khi tiếp cận thông tin về tình dục an toàn và các phương pháp tránh thai.
Vì vậy đã dẫn đến rất nhiều lý do xin phá thai ở tuổi vị thành niên phải kể đến như: Gia đình ép buộc, bạn tình ép buộc, chưa có điều kiện nuôi con, không biết về biện pháp tránh thai… Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ thất nghiệp thường có tỷ lệ phá thai cao hơn phụ nữ có việc làm.
Hậu quả của nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả về sức khoẻ, tâm lý và xã hội. Việc thiếu kiến thức về việc có thai dẫn đến có khi thai to rồi mới phá làm cho các tai biến càng trầm trọng hơn đặc biệt là vô sinh sau này. Theo thống kê có tới 70% phá thai vị thành niên là thai trên 12 tuần.
Trẻ vị thành niên thực hiện nạo phá thai có thể phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, sót rau phải nạo hút lần hai, sang chấn tử cung như thủng, rách cổ tử cung... Nếu thực hiện nạo phá thai ở các cơ sở y tế không đủ điều kiện hoặc vô khuẩn kém, cộng với tâm lý giấu giếm mà nhiều trẻ không hoặc sử dụng ít thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết chống dính buồng tử cung sau thủ thuật... Kết quả có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Những tổn thương ở buồng tử cung có thể dẫn đến dính buồng tử cung, tắc vòi trứng, ứ dịch vòi trứng. Việc này để lại hậu quả về sau là không có khả năng mang thai tự nhiên, tỷ lệ vô sinh cao gấp 3-4 lần đối với những người không có tiền sử nạo phá thai.
Theo nhiều nghiên cứu tỷ lệ vô sinh do dính buồng tử cung chiếm khoảng 5% số các trường hợp vô sinh, trong đó 95% là sau nạo hút thai. Vô sinh do tắc vòi trứng hoặc ứ dịch vòi trứng chiếm tới 40% số vô sinh nữ, trong số này có tới 50% là có tiền sử nạo hút thai.
Để giúp những người phụ nữ này lấy lại khả năng sinh sản, bác sĩ sẽ phải mổ nội soi gỡ dính buồng tử cung hoặc gỡ dính vòi trứng, và có nhiều trường hợp không thể có thai tự nhiên lại được và phải làm thụ tinh trong ống nghiệm rất tốn kém.
Ngoài những ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng có con trong tương lai thì nạo phá thai cũng khiến nhiều trường hợp sang chấn tâm lý như suy nhược thậm chí trầm cảm, thường là những trẻ không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc giấu giếm phá thai.
Một số báo cáo ghi nhận tại Phần Lan và Nhật Bản cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ tự tử sau nạo phá thai vị thành niên. Các sang chấn khác như rối loạn lo âu, nghiện rượu và các chất gây nghiện.
Theo ước tính, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng cao, lên đến 7,7%. Trong đó vô sinh nguyên phát chiếm 3,9% và vô sinh thứ phát chiếm 3,8%.
Bình luận của bạn