Nhờ nhiều tiến bộ trong nghiên cứu, các thầy thuốc đã hiểu nhiều hơn về vai trò của giấc ngủ. Theo
báo cáo của các chuyên gia ở Đại học Bremen và Đại học Stuttgart, nơi giấc ngủ được mổ xẻ chi li
trong các phòng thí nghiệm sinh hóa và sinh vật lý hiện đại, khoảng thời gian yên bình lúc "chợp
mắt quên đời" trên thực tế là một tiến trình đa dạng và sinh động vô cùng.
Nếu tưởng giấc ngủ là giai đoạn chỉ để nghỉ ngơi thì coi như không hiểu gì về cơ thể người. Chính
xác là cơ thể của người đang ngủ vẫn hoạt động không ngừng, thậm chí còn hơn lúc thức.
Bằng chứng là kháng thể được tổng hợp nhiều hơn trong máu của người sau một đêm ngon giấc khi đối
chiếu với nhóm trằn trọc cho tới sáng. Chẳng những thế, men gan cũng giảm thấy rõ ở người đang được
điều trị viêm gan nếu số bệnh nhân này đặt lưng là thẳng giấc.
Ngược lại, cho dù dùng thuốc với liều cao hơn, tỷ lệ điều trị hiệu quả vẫn thấp trong nhóm viêm gan thường mất ngủ. Hệ thống miễn dịch hoạt động hữu hiệu hơn về chất lẫn lượng khi cơ thể tạm ngưng các chức năng khác trong giấc ngủ.
Còn gì khéo hơn đánh thức được sức đề kháng mà không tốn tiền mua thuốc!Thầy thuốc ở Bremen (CHLB Đức) đã khảo sát hai nhóm sinh viên bị cảm cúm. Kết quả cho thấy không chỉ lượng thực bào trong máu nhóm sinh viên ngủ ngon gia tăng thấy rõ mà thời gian hồi phục cũng được thu ngắn 50% nếu so với nhóm đồng môn đêm nào cũng thức khuya.
Đi xa hơn, thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở Đức cho thấy 2/3 số người béo phì là người tuy ngủ đủ giờ nhưng không sâu. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ con cũng thế.Bằng chứng là đa số thiếu niên thức khuya xem truyền hình hay lên mạng càng lúc càng phì, dù ăn chẳng bao nhiêu! Không lạ gì khi nhiều trung tâm chữa trị béo phì ở phương Tây đã áp dụng phương pháp cho bệnh nhân ban ngày lao động thật nặng để đêm vừa đặt lưng là ngáy o o, rồi thâu viện phí rất cao vì khách hàng giảm cân!
Không chỉ với chất béo, với chất đường cũng thế. Thầy thuốc điều trị bệnh tiểu đường đều biết "hội chứng sáng hôm sau" qua đó đường huyết tăng cao vào buổi sáng sớm cho dù bệnh nhân nhịn đói suốt đêm chỉ vì người bệnh thao thức thâu canh.Ngược lại, đường huyết rất dễ ổn định ở người bị bệnh tiểu đường không mất ngủ. Mọi biện pháp thư giãn để dỗ giấc ngủ ngon cho người bệnh tiểu đường vì thế cũng quan trọng như viên thuốc hạ đường huyết. Uống thuốc cho đúng, kiêng cử cho nghiêm để làm gì khi đường huyết tự tăng vào lúc canh ba!
Chính vì không ngủ đêm nay, sáng mai khó "kéo cày" nên không cần học kinh tế vẫn biết chắc thuốc ngủ là món hàng khỏi rao cũng bán hết trong cuộc sống "không căng thẳng không về".Bằng chứng là các hãng bảo hiểm ở châu Âu đang "méo mặt" vì gánh nặng chi phí y tế ngất trời, do không dưới 1/3 cư dân bên đó đang từng đêm luân phiên nuốt thuốc ngủ.
Khỏi cần làm thống kê cũng dư biết số khách hàng thân thiết của loại thuốc "không uống không chợp mắt" ở nước mình khó kém xứ người.
Có thể tìm lại giấc ngủ tự nhiên, yên bình, khoan khoái khi thức dậy không mấy khó nếu kiên nhẫn áp dụng hoạt chất kháng oxy-hóa để bảo vệ và phục hồi tế bào não, thay vì trấn áp hệ thần kinh bằng giấc ngủ vùi để rồi lệ thuộc thuốc an thần. |
Tỷ lệ tử vong ở người nhồi máu cơ tim trước đó thường dùng thuốc an thần cao gấp đôi số nạn nhân tuy cũng vào phòng cấp cứu nhưng ít khi uống thuốc ngủ.
Đáng nói, cũng theo kết quả nghiên cứu, không dưới 1/3 trường hợp mất ngủ không nhất thiết phải dùng thuốc an thần loại hóa chất tổng hợp. Nạn nhân có thể tìm lại giấc ngủ tự nhiên, yên bình, khoan khoái khi thức dậy không mấy khó nếu kiên nhẫn áp dụng hoạt chất kháng oxy-hóa để bảo vệ và phục hồi tế bào não, thay vì trấn áp hệ thần kinh bằng giấc ngủ vùi để rồi lệ thuộc thuốc an thần.
Thiếu ngủ đúng là tác nhân khiến sức đề kháng bị xói mòn. Nhưng không thể vì thế mà chấp nhận trả tiền mua thuốc độc từng đêm.
Bình luận của bạn